Bạn có dự định nhận nuôi chó về nuôi? Bạn yêu thích sự năng động và trung thành của chó? Tuy nhiên, việc nhận nuôi một chú chó là điều không hề dễ dàng. Không chỉ là đưa một chú chó về nhà mình, bạn còn phải là một người chủ có trách nhiệm với chú chó của mình. Việc nhận nuôi chó có thể khiến cuộc sống của bạn thay đổi. Do vậy, nếu bạn đang muốn có thêm một thành viên bốn chân trong gia đình mình, hãy quan tâm đến những điều mà Longkhanhpets.com nhắc tới dưới đây.
Quân tâm tới nguồn gốc của chó
Bạn nên tham khảo ý kiến của những người nuôi chó lâu năm, thành viên trong các câu lạc bộ nuôi chó giống hoặc các bác sĩ thú y để tìm được địa điểm mua chó an toàn. Tránh mua những chú chó không rõ nguồn gốc của những người bán ven đường. Hay những địa điểm “đen” mà người nuôi chó kinh nghiệm đã cảnh báo. Chó ở những nơi này thường có sức khỏe yếu.
Với những chú chó hoang được nhận nuôi, hãy đảm bảo chăm sóc y tế cho chúng trước khi đưa về nhà. Chó bị bỏ rơi thường là chó già, yếu, bệnh tật khi nhận nuôi hãy tạo cho chúng một môi trường tốt nhất có thể. Nếu không nhận nuôi chó có thể tìm tới các trung tâm, hội, câu lạc bộ, chùa… chuyên nhận nuôi chó mèo để gửi gắm.
Nhận nuôi chó phù hợp với nơi ở
Theo bác sĩ thú y, khi lựa chọn và nhận nuôi chó, bạn cần cân nhắc đến điều kiện sống của mình. Bởi mỗi giống chó khác nhau sẽ phù hợp với những môi trường riêng. Nơi bạn ở là căn hộ, nhà phố hay nhà có sân vườn. Nhà trong khu vực nội thành hay ngoại thành. Những chú chó có tầm vóc lớn rất cần không gian lớn để vận động. Chắc chắn chúng không phù hợp với căn hộ hay nhà phố đông đúc.
Các thành viên trong gia đình cũng là những đối tượng cần cân nhắc. Mọi người cần phải thống nhất với nhau về việc có thêm một chú chó trong nhà. Nếu có trẻ nhỏ, bạn có thể chọn những giống chó nhỏ, thân thiện như: Poodle, Dachshund, Chihuahua… Nếu sống độc thân, bạn nên chọn một chú chó năng động, thông minh, dễ dạy bảo. Ví dụ như: Cocker, Golden Retriver, Labrador…
Nhận nuôi chó bạn cần có thời gian
Nếu không có thời gian, làm sao bạn có thể gần gũi, dắt đi dạo hoặc tập các bài tập cho cún vâng lời bạn? Bạn có người giúp việc ư? Làm sao cún có thể nhận biết ai là chủ? Chắc chắn cún chỉ nghe lời ai gần gũi nhất với nó mà thôi.
Cún bị nuôi nhốt cách biệt, cô đơn sẽ trở nên nhút nhát, sợ hãi. Đặc biệt thay đổi tính tình, có con trở nên hung dữ, ghét tất cả con người và loài vật khác. Luôn gầm gừ muốn cắn xé, thần kinh thất thường. Dần dần cún mất khả năng hòa nhập với mọi hoàn cảnh sống. Trở thành một sinh vật bản năng, vô cảm. Dù đó là một giống chó quý có đặc tính giống hiền lành cũng có thể trở thành một “ác thú”. Tốt nhất bạn chưa nên quyết định nuôi nó, dù cho bạn được nhiều người mến tặng.
- Nếu không thể thu xếp được thời gian tối thiểu hàng ngày tốt nhất bạn chưa nên quyết định nuôi chó.
- Nếu bạn bận rộn và thường hay đi công tác, hãy chọn những chú chó lông ngắn, ít phải chăm sóc. Ví dụ như: Beagle, Phú Quốc, chó Phốc, chó ta…
- Nếu bạn rảnh rỗi và yêu thích việc chăm sóc chải chuốt, những chú chó có bộ lông dài rất phù hợp với bạn. Ví dụ: Yorkshire Terrier, Phốc sóc, Poodle, Shit Tzu, Golden…
- Bạn có tính cách năng động có thể chọn: German Shepherd, Rottweiler, Husky, Alaska…
- Bạn có tính cách trầm tĩnh, cần một người bạn để có thể vuốt ve và đi dạo nhẹ nhàng trong công viên, hãy chọn: Schnauzer, Scottish Terrier…
Nhận nuôi chó dựa trên khả năng tài chính
Cho dù cún của bạn là quà tặng miễn phí hay chỉ là giống chó nhỏ, bạn vẫn phải có chế độ dinh dưỡng, chăm nuôi khoa học. Bao gồm các loại thức ăn cho chó có chất lượng với chi phí không nhỏ. Đặc biệt các giống chó to như: Great Dane, Rott, Labrador, GSD… chi phí cho thức ăn một ngày không thể dưới 15.000 VND/con/ngày.
Tính toán trên chưa kể các chi phí: tới gặp bác sĩ thú y tiêm vacxin phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc da, lông, tai, mắt… Chi phí huấn luyện, mua giường nằm, dụng cụ dẫn dắt, đồ chơi… Đặc biệt với các giống chó thuần chủng, các giống chó yêu cầu kỹ năng chăm sóc cao, khó có thể lường trước hết được tốn phí là bao nhiêu.
Hãy liệt kê ra các chi phí hàng ngày và định kì trước khi quyết định nuôi chó. Tài chính là một yếu tố rất quan trọng khi quyết định nhận nuôi chó. Nhận nuôi chó không có nghĩa là đưa chó về nhà và cho ăn. Bạn sẽ phải có trách nhiệm với chúng đến hết cuộc đời.
Độ tuổi lý tưởng để nhận nuôi chó là khi chó con đạt 8 – 10 tuần tuổi. Đồng thời chúng đã hoàn tất quy trình tiêm phòng cho chó và tẩy giun sán định kì. Việc nhận nuôi một chú chó đã trưởng thành thì khá an toàn về mặt sức khỏe. Nhưng sẽ phải mất thời gian để chúng làm quen với bạn. Do khi đó chú chó đã hình thành tính cách. Bạn phải hiểu và chấp nhận điều đó.
Không nên nhận nuôi chó với những mục đích sai lầm
Nhận nuôi chó để giữ nhà
Dù cho bạn sở hữu một chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và có trình độ “cao học” nhưng nếu không biết trận trọng thì tất cả cũng là con số 0. Khi chú chó không phải là thành viên thực sự trong gia đình bạn. Nó không được chủ nhìn âu yếm, vuốt ve trìu mến. Nó chỉ là công cụ “bảo vệ” nhanh chóng chuyển về bản năng “chiếm lĩnh lãnh thổ”.
Thay vì tấn công kẻ xấu, chúng sẽ căm ghét tất cả. “Gậy ông lại đập lưng ông” là điều không còn bất ngờ với chủ chó. Một chú chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và một “dã thú” có khoảng cách không xa. Bạn thực sự muốn được “bảo vệ” mà không yêu quý chó, tốt nhất bạn nên chi phí thuê các hệ thống an ninh, xã hội, cảnh sát, vệ sỹ không thể nuôi chó nghiệp vụ được.
Nhận nuôi chó làm đồ chơi cho trẻ nhỏ
Nhà bạn có một đứa trẻ, bạn tự hỏi có nên nuôi chó Poodle hay không? Vì đây là giống chó thân thiện. Vì vậy bạn nuôi cún để làm “đồ chơi” cho con trẻ. Trẻ con thích bế ẵm chó, nhưng làm sao chúng biết chăm sóc, nuôi dưỡng có ý thức được. Đôi lúc quá mê chơi, chúng lôi kéo, đùa quá mức còn làm cún mệt mỏi, ốm bệnh.
Trẻ con rất yêu quý chó nhưng nếu bạn chỉ nghĩ rằng: cún là đồ chơi của lũ trẻ, không quan tâm, chăm sóc chó chu đáo để biến chúng là một thành viên không thể thiếu cho cả bạn và con bạn thì tốt nhất bạn nên mua đồ chơi điện tử, búp-bê cho trẻ còn hơn.
Nhận nuôi chó chỉ để nhân giống hoặc kinh doanh
Đó cũng là một mục đích của nhiều nhà nhân giống và kinh doanh các giống chó. Nhưng các nhà kinh doanh chó cũng cần phải có tình cảm, thân thiện và chu đáo như một chủ nuôi chó thực sự. Có như vậy, chất lượng về giống chó, sức khỏe mới bảo đảm.
Bạn có một chú chó, trước hết bạn nên nghĩ rằng đó là thành viên của gia đình. Nó cần được chăm sóc chu đáo, đối xử tốt. Việc thu lợi nhuận đó là cái sau này, nó sẽ trả ơn bạn sòng phẳng. Không nên vì lợi ích trước mắt là đồng tiền mà để chó sống lay lắt, mắc nhiễm dịch bệnh.
Có nên nhận nuôi chó khi mang thai không?
Mặc dù chó mèo và động vật có thể mang theo vi khuẩn. Nhưng trên thực tế, hoàn toàn có thể nuôi chó khi mang thai. Việc mang thai và nuôi chó con không hề mâu thuẫn. Chỉ cần chú ý những vấn đề sau:
- Không tiếp xúc quá gần gũi với chó.
- Vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng.
- Không chạm vào phân và nước tiểu của chó.
- Rửa sạch tay sau khi chơi với chó.
- Thường xuyên kiểm tra tại bệnh viện trước khi sinh.
Lợi ích của việc nuôi chó trong nhà
Nuôi chó trong nhà có tốt không? Nuôi chó trong nhà có rất nhiều điều tiện lợi. Vừa là để dạy bảo chúng, vừa là chăm sóc chúng tốt hơn. Nắm bắt được những thay đổi trong tính cách để điều chỉnh hành vi. Có những loài chó nuôi trong nhà rất nghịch ngợm bạn cần dạy chúng ngoan ngoãn hơn.
Hơn nữa, lại có thể khiến chúng trở thành một thành viên trong gia đình. Góp phần làm gia tăng quan hệ thân thiết giữa chúng với người nhà. Nếu nuôi ở bên ngoài, chủ nhân phải tự đến nơi chúng ở mới có thể nhìn thấy chúng. Ngoài ra, nếu khi chúng làm ra “việc không nên làm” ai sẽ quản lý chúng.
Loài chó không ý thức được như con người. Sau khi nó làm xong “việc không nên làm” mới nói cho chúng biết đó là sai thì chúng cũng không thể hiểu được. Nhưng khi chúng vừa làm ra việc đó liền dạy lại chúng thì lại khác.
Trong quá trình huấn luyện chó, khi chúng làm xong việc xấu lại trách mắng chúng sẽ chỉ khiến chúng không có cảm giác tin tưởng chủ nhân. Không những cải thiện tình trạng mà còn làm chúng cư xử tệ hơn. Đây là nguyên nhân khiến chú cún xa cách với chủ nhân. Khi chúng được nuôi dưỡng bên cạnh chủ nhân sẽ được từ từ chỉ bảo nhiều phương diện. Chúng sẽ hiểu được mọi thứ.
Nên nuôi chó trong nhà để đảm bảo sức khỏe
Môi trường bên ngoài thường có sự thay đổi thời tiết rất thất thường. Trời đang nắng bỗng đổ cơn mưa. Thậm chí mưa to gió lớn kéo dài. Kèm theo những âm thanh đáng sợ của sấm chớp. Hay đôi khi là sự xuất hiện của những vị khách không mời mà đến. Âm thanh của những chú gà, rế, những chú ếch…ồn ào làm chú chó của bạn cảm thấy khó chịu. Giấc ngủ bị phá đám. Nổi cáu là điều có thể xảy ra.
Hơn nữa, nuôi chó ở bên ngoài có thể khiến chú chó bị mắc bệnh giun chỉ. Bênh này rất nguy hiểm. Ngoài ra, ruồi muỗi, ve giận có điều kiện tiếp xúc dễ dàng hơn. Tỉ lệ bị nhiễm bọ chét, rệp… và những loại ký sinh trùng khác ở mức cao. Chúng ta có thể thường xuyên nhìn thấy chó con nuôi bên ngoài cắn lên da, gãi ngứa thường xuyên. Đó là vì chúng đã mắc các bệnh về da do ký sinh trùng dẫn đến.
Nếu vào ngày mưa, chó nuôi bên ngoài chắc chắn sẽ bị ướt. Trên cơ thể sẽ dính nước bùn, lông sẽ bị bẩn. Chủ nhân thường sẽ không quan tâm không chăm sóc đến chúng. Nếu tình huống này xuất hiện vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể của bạn cún tất nhiên sẽ giảm xuống. Sức đề kháng cũng trở nên yếu hơn. Nếu chú chó có tình trạng dinh dưỡng không tốt, sẽ bị viêm phổi. Khi ở bên ngoài, gió lạnh và giá rét sẽ khiến chúng bị chết cóng. Nếu vào thời kỳ thay lông đầu xuân, lông thường bị ẩm ướt, sẽ dẫn đến những bệnh về da cấp tính.
Những lưu ý khi nuôi chó trong nhà
Khi quyết định nhận nuôi chó trong nhà, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều ý kiến. Vì vậy, hãy giúp mọi người hiểu ra vấn đề mà bạn quyết định như vậy. Tuy nhiên, ngay từ đầu bạn nên có những lựa chọn đúng đắn. Việc lựa chọn một chú chó thích hợp là điều quan trọng nhất. Hãy tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chó trong nhà thật kĩ nhé.
Cần tìm hiểu xem trong gia đình có ai dị ứng lông chó hay không. Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, bạn nên “thủ sẵn” máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.
Hay nuôi chó trong nhà có trẻ em nên chọn những chú chó thân thiện một chút. Nên lựa chọn loài chó thích hợp nuôi trong nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình. Tiếp đến là khu bạn ở có cho nhận nuôi chó trong nhà hay không. Nếu được phép nuôi hãy huấn luyện chúng không nên làm phiền tới hàng xóm.
Một số hành vi lạ của chó con
Chó con hay sủa, rên rỉ
Khi chó con có những hành động lạ, chúng chỉ hi vọng bạn để ý đến chúng. Vì vậy bất chấp đó là việc tích cực hay tiêu cực chúng đều sẽ làm. Mục đích chẳng qua là để thu hút sự chú ý của bạn. Vì thế khi chú chó của bạn có những hành động khác lạ, bạn không nên trách mắng chúng ngay.
Khi nhận nuôi chó con, bạn vừa phải chăm sóc, vừa rèn luyện tính cách cho chúng. Cá tính của chó hình thành do sự dạy dỗ của chủ nhân. Nhiều chú chó sủa và rít khi thấy chó hoặc người lạ đi ngang qua. Nhiều con sủa khi nghe thấy những âm thanh khủng khiếp. Bạn có thể giảm tình trạng này bằng cách thường xuyên cho chó đi dạo.
Khi ra ngoài trời, chó được tiếp xúc với nhiều âm thanh khác nhau. Ví dụ như tiếng còi xe, tiếng người nói, động cơ nổ máy. Điều này sẽ giúp chúng làm quen và không còn sợ hãi như trước. Đồng thời giúp chó dễ dàng hòa đồng với xã hội.
Hãy quan sát hành vi của chó con, nếu chúng làm đúng hãy khen ngợi kịp thời. Việc không được khích lệ sẽ khiến chúng tiếp tục làm sai và nâng cao mức độ lên. Công nhận hành vi của chó là một việc rất quan trọng. Khen ngợi là sự cần thiết, còn trách mắng có thể bỏ qua.
Chó con thường xuyên gãi đầu và tai
Gãi đầu và tai có thể là vấn đề nghiêm trọng, nhất là với các giống chó lông dài. Các vấn đề phổ biến là do viêm tai, ve tai… Bệnh gây ngứa ở tai khiến chó thường xuyên gãi tai. Chúng ta có thể kiếm tra bằng cách quan sát các dấu hiệu bên ngoài ở tai của chó.
Tai của chó khỏe mạnh có màu hồng và không có mùi. Lông trong tai khô, bề mặt da sạch sẽ. Nếu bạn thấy chất nhầy hoặc mùi hôi trong tai, nghĩa là chó có thể bị viêm tai trong. Có thể điều trị bằng cách nhỏ thuốc. Nếu sau vài ngày bệnh không giảm, hãy đưa chó đến bệnh viện.
Chó con sủa nhiều hơn khi bị nhốt
Hãy tưởng tượng bạn bị nhốt trong lồng một thời gian dài. Không khó để biết cảm giác của chó trong hoàn cảnh đó. Tiếng rít và sủa là cách để chó phản ứng lại, thể hiện cảm xúc của chúng. Tiếng rít gào có thể có những ý nghĩa sau:
- Tìm kiếm chủ nhân.
- Đói.
- Muốn ra ngoài để đi vệ sinh.
Các chuyên gia về huấn luyện chó khuyến cáo nên cho chó làm quen với việc bị nhốt trong lồng. Để chúng có thể bình tĩnh khi vận chuyển. Hoặc những lúc bắt buộc phải ở trong chuồng. TUuy nhiên không nên lạm dụng để chó quá lâu trong chuồng.
Chế độ ăn cho chó con mới về nhà
Dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với chó. Các giống chó với kích thước khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng riêng. Chó từng lứa tuổi khác nhau cũng cần một chế độ ăn riêng biệt. Hãy chọn thức ăn cho chó con thích hợp.
Mặc dù bạn có thể bị hấp dẫn bởi những món rẻ tiền, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho cún yêu của bạn. Bạn nên tìm những loại thức ăn kết hợp các loại đạm chất lượng cao từ cá, gà, cừu, bò và/ hoặc trứng.
Cho chó con ăn đúng cách. Cho cún con của bạn ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với thức ăn dành cho chó con. Lượng thức ăn mỗi bữa tùy vào giống chó và kích cỡ. Không cho chó con ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn của người. Cung cấp đủ nước sạch cho chó.
Chăm sóc răng miệng cho chó con mới về nhà
Khi nhận nuôi chó con từ 4 – 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Răng mọc sẽ khiến chúng khó chịu. Một số chú chó sẽ bất an hoặc đau đớn, cần được chủ nhân lưu ý và quan tâm hơn rất nhiều lần. Bạn có thể dùng khăn ẩm bọc đá lạnh để lên răng và nướu của chó con.
Trong thời kì mọc răng, chó con rất thích cắn đồ vật. Bạn không cần lo lắng và cũng không nên tức giận với chúng. Việc gặm cắn đồ đạc tốt cho việc thay răng của chó, nhưng nên huấn luyện để chúng bỏ dần thói quen đó. Nên đánh răng cho chó để tránh chó bị sâu răng , cao răng, bệnh nha chu, viêm lợi…
Cách chăm sóc chó con đúng cách
Vệ sinh môi trường và diệt ngoại kí sinh trùng (ve, bọ chét, rận) thường xuyên. Hạn chế tối đa nguy cơ chó bị nhiễm kí sinh trùng. Tắm rửa, sấy, chải và cắt tỉa lông chó phải tùy theo nhu cầu và kết cấu lông của từng giống chó. Vệ sinh mắt, tai, răng miệng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Móng chân của chó phát triển quá mức sẽ gây rất nhiều phiền toái. Ví dụ như cản trở việc đi lại bình thường của chó. Móng chân quá dài sẽ làm trầy xước quần áo, cơ thể của chủ nhân. Đôi khi móng chân mọc quặp vào trong và đâm vào thịt, gây tổn thương bàn chân nghiêm trọng.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, khi nuôi chó con bạn nên cắt móng cho chó định kì. Đừng lo lắng nếu bạn thấy mạch máu ở móng chân quá dài. Cắt gọn dần từng chút một và mạch máu sẽ thu gọn lại. Cắt móng tay của người có thể gây tổn thương cho chó. Tốt nhất là bạn hãy mua một chiếc kìm cắt móng chuyên dụng tại Longkhanhpets.com. Nếu không biết cách cắt móng, bạn có thể đưa cún đến các cửa hàng spa cho chó mèo.
Việc nhận nuôi một chú chó không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không quá khó nếu bạn thực sự yêu mến và mong muốn có một người bạn bốn chân. Chúc bạn sớm tìm được “một người bạn lí tưởng” về sống trong gia đình.
Chú ý cách chăm sóc khi chó con mới về nhà
Những ngày đầu tiên khi nhận nuôi chó con về nhà bạn là khoảng thời gian rất đặc biệt và rất quan trọng với một thú cưng. Bởi lẽ cún sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng về nơi ở mới của mình cũng như liệu người chủ sẽ chờ đợi gì từ nó. Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn một số vấn đề cần thiết cho cún cưng tại gia đình bạn có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, sẽ giúp những ngày sau đó diễn ra ổn thỏa.
Chó con cần vận động hàng ngày. Tuy nhiên với các chú chó nhỏ, chỉ cần vận động hoặc đi bộ 20 – 40 phút là đủ. Trong thời gian này bạn có thể kết hợp huấn luyện chó với những động tác cơ bản hoặc có độ khó cao hơn.
Việc này sẽ giúp chúng tiêu thụ bớt năng lượng dư thừa, tránh bị béo phì. Những giống chó có năng lượng cao cần được vận động liên tục. Những chú chó ít vận động sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe, làm giảm tuổi thọ của chúng. Chó con có khả năng tiếp thu bài tập rất tốt. Huấn luyện chó từ khi còn nhỏ hiệu quả hơn khi đã lớn. Trong quá trình huấn luyện bạn có thể nhìn thấy sự nhanh nhẹn, cơ trí qua năng lực học tập của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét