3 điều cần biết về huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ

Chó nghiệp vụ và chó được huấn luyện có phải là 1 hay không? Làm thế nào để phân biệt. Trong nghề huấn luyện chó nghiệp vụ, có những khó khăn gì? Chắc hẳn những ai yêu thích huấn luyện chó đều rất quan tâm tới những câu hỏi này. Vậy thì không để bạn đọc phải chờ đợi lâu, Longkhanhpets.com sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời ngay dưới đây.

Sự khác nhau giữa chó nghiệp vụ và chó được huấn luyện

Đa số người nuôi chó hiện nay không phân biệt được chó nghiệp vụ và chó được huấn luyện. Có nhiều người cứ thấy chó được huấn luyện thì gọi ngay đó là chó nghiệp vụ. Thực ra hai cụm từ này cũng đã nói lên hai mục đích sử dụng khác nhau rồi. Chó nghiệp vụ và chó qua huấn luyện có thể thuộc nhiều giống chó khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này.

Điểm giống nhau

Chó nghiệp vụ là giống chó gì? Chó nghiệp vụ được sử dụng trong quân đội, cảnh sát thuộc nhiều giống chó khác nhau. Chiếm số lượng lớn nhất là chó chăn cừu Đức, chó Malinois, Labrador và một số giống chó cỡ lớn khác. Các giống chó này có nhiều ưu điểm vượt trội về sức khỏe, trí thông minh. Do đó được các lực lượng vũ trang ưa chuộng.

Chó qua huấn luyện đa số cũng thuộc các dòng chó trên. Bởi chúng có khả năng nhớ bài học tốt và ham học hỏi. Cả hai loại chó nêu trên đều bắt đầu học những bài căn bản về phục tùng giống nhau. Khóa huấn luyện kéo dài 2 – 3 tháng. Tại các khóa học này, chó được huấn luyện đứng, ngồi, nằm, nghe theo hiệu lệnh. Hoặc tìm bắt đồ vật theo yêu cầu của người huấn luyện.

Điểm khác nhau

Chó được sử dụng làm nghiệp vụ được huấn luyện nâng cao về chuyên môn. Được dạy để đánh hơi tìm kiếm người hoặc vật. Các giống chó lớn đa số được huấn luyện để truy tìm, trấn áp tội phạm, cứu hộ. Còn chó nhỏ chủ yếu được dùng để đánh hơi truy tìm ma túy, tang vật, vũ khí… Những chú chó này thường được huấn luyện để đáp ứng 1 hoặc dưới 3 nhiệm vụ. Bởi nếu giao nhiều quá, kết quả sẽ không bảo đảm chắc chắn được. Chó sẽ khó tập trung để nhớ được hiệu lệnh.

Trong khi đó những chú chó huấn luyện chủ yếu được dùng để bảo vệ. Chúng không được dạy để đánh hơi như chó nghiệp vụ. Các bài học thường là tấn công khi có người lạ đột nhập, trộm cướp. Bảo vệ chủ, canh giữ tài sản cho chủ, tránh không ăn mồi bả. Những bài học này được tập đi tập lại nhiều lần để chó nhập tâm. Trở thành hành động phản xạ của chó. Có nghĩa là khi chó gặp tình huống như vậy sẽ tự động có phản ứng thích hợp. Chủ nhân không phải ra lệnh.

Như vậy, có thể nhận thấy rõ ràng là, chó nghiệp vụ và chó huấn luyện chỉ có phần học căn bản là phục tùng giống nhau. Còn phần học chuyên môn thì khác nhau về phương pháp huấn luyện.

Tìm hiểu về chó nghiệp vụ ”KNPV”?

KNPV” là từ được thêm vào tên của các chú chó nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn. Đây là từ viết tắt của “Tập đoàn Koninklijke Nederlandse Politiehond Vereniging“, nghĩa là Hiệp hội chó cảnh sát Hoàng gia Hà Lan. Tổ chức này hàng năm đều tiến hành các thử nghiệm trên chó cảnh sát và cung cấp chứng chỉ trên thế giới. Các bài kiểm tra KNPV chú trọng công tác làm chó bảo vệ, săn lùng và liên quan đến các cuộc tấn công từ xa.

Những chú chó thi KNPV thường không có giấy chứng nhận và không thuần chủng. Chúng được pha trộn chủ yếu từ 3 giống chó Becgie Bỉ, Becgie Hà Lan, Becgie Đức. Thậm chí là cả chó sói để đạt được sự hung dữ và cân nặng.

Mục đích chính của việc lai tạo là tạo ra các con chó khỏe mạnh, thần kinh tốt. Phục vụ cho nhu cầu bảo vệ, cảnh sát. Các bài thi KNPV rất khó và yêu cầu khắt khe. Những bài kiểm tra này đòi hỏi một chú chó có tố chất tuyệt vời, thể lực, sự nhanh nhẹn và sức chịu đựng. Do đó một chú chó được cấp chứng chỉ KNPV bao giờ cũng được đánh giá rất cao trên thế giới.

Nội dung huấn luyện chó nghiệp vụ KNPV

Bài kiểm tra vận động

  • Chú chó phải làm quen với nước và bơi qua một con mương với khẩu lệnh và quay trở lại bằng khẩu lệnh.
  • Từ chối tuân lệnh từ người lạ.
  • Vượt rào 1m.
  • Nhảy xa 2,25m.
  • Nhảy qua mương 2m.
  • Vượt tường gỗ 1,75m.

Bài kiểm tra tâm lý

  • Chó phải im lặng khi có tiếng súng.
  • Từ chối thức ăn cho chó từ người lạ mang tới.

Bài thi có nội dung bảo vệ

Nội dung huấn luyện chó nghiệp vụ bao gồm tìm kiếm đối tượng trong rừng. Một người đi cùng hỗ trợ tìm kiếm trong rừng, áp giải, bảo vệ các phạm nhân.

Bài kiểm tra tấn công từ xa

Chó phải bị đánh với một cây gậy dài trước khi cắn. Huấn luyện viên sẽ hô 1 lệnh gọi trở lại. Sau đó một cuộc tấn công chống lại súng và một cuộc tấn công từ xa. Những chú chó sẽ phải ngăn chặn một người chạy trốn trên một chiếc xe đạp. Với những chú chó không vượt được qua các bài kiểm tra sẽ bị đào thải.

Theo các bác sĩ thú y và chuyên gia về chó, những chú chó đạt chuẩn KNPV được công nhận là dòng chó cảnh vệ tốt nhất thế giới.

Đội chó nghiệp vụ bảo vệ tổng thống Mỹ K9

Đội chó nghiệp vụ là một lực lượng quan trọng trong đoàn hộ tống tổng tư lệnh nước Mỹ. Chúng thường đảm nhận nhiệm vụ phát hiện những dấu hiệu khả nghi, tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn ở phạm vi khoảng 100m xung quanh tổng thống.

Đơn vị K9 của mật vụ Mỹ thành lập từ năm 1977 và sử dụng ngân sách liên bang để duy trì hoạt động. Lực lượng này sở hữu khoảng 75 chú chó. Mỗi con có giá khoảng 9.000 USD (hơn 200 triệu). Các chuyên gia sẽ huấn luyện chúng tầm 5 trước khi cho gia nhập lực lượng.

Chó nghiệp vụ thuộc Đơn vị K9 của Mỹ chủ yếu thuộc giống Becgie Đức và Bỉ. Ngoài ra, K9 chỉ chấp nhận những con chó trưởng thành. Kỹ năng nổi bật của chúng là đánh hơi, can thiệp và xử lý nhanh chóng những kẻ tấn công.

Chó nghiệp vụ bảo vệ tổng thống Mỹ có thể ngửi thấy cả các dấu vết chất nổ đã cũ. Khả năng phản ứng của chúng cũng rất nhanh nhạy và linh hoạt. Ngay khi nhận hiệu lệnh, chúng sẽ khống chế mục tiêu chỉ trong chớp mắt. Vận tốc chạy trung bình của chó nghiệp vụ K9 Mỹ đạt khoảng 40 – 50 km/h. Cú đớp của chúng được đánh giá là rất nguy hiểm. Một khi đã cắn mục tiêu, chúng chỉ nhả ra nếu có chỉ thị từ người điều khiển.

Mắt chúng có phạm vi quan sát lên tới 270° độ chúng “lao nhanh như một viên đạn”. Chó nghiệp vụ Mỹ có lương và được thăng chức trong quá trình làm việc. Chúng sẽ nghỉ hưu sau khoảng 10 năm cống hiến. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, một số con còn có thể lưu trú cùng chủ của chúng tại các phòng khách sạn hạng sang.

Đội quân chuyên “chọc cho chó cắn”

Có một đội quân đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ “chọc cho chó cắn”. Có nơi gọi đội ngũ này bằng cái tên đượm chất quân sự là “quân xanh”. Tức đồng đội nhưng giả đóng vai trò đối thủ trong lúc tập luyện hoặc diễn tập. Cũng có nơi gọi bằng ngôn ngữ bình dân dễ hiểu là “mồi”. Nhưng cho dù tên gọi là gì đi chăng nữa, thì nhiệm vụ của họ vẫn là làm mục tiêu cho những chú khuyển hung hăng nhào tới cào xé, giằng co.

Huấn luyện chó nghiệp vụ những bài học đầu tiên

“Đừng tưởng chó nào cũng biết sủa, biết cắn”,  huấn luyện viên Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ chia sẻ. Vì một lý do nào đó, khi mới sinh ra, có một số chú cẩu đã không thèm sủa, không thèm cắn. Có gia đình bỏ cả tiền triệu mua một chú Béc Giê, giống chó nổi tiếng khắp toàn cầu đàng hoàng

Nhưng đến khi chú tròn 1 tuổi, gia chủ mong ước một lần nghe tiếng “gâu…gâu” mà không được. Chú thấy người lạ cũng như người quen, kẻ tốt cũng như kẻ trộm, thế là phải gửi chú vào trường có các thầy tập cho chú tìm lại bản năng của loài chó.

Vào trường, những chú “chó câm” được ăn, ngủ, bên cạnh những anh chó, chị chó “lắm lời”. Sau một thời gian, đội quân xanh vào cuộc. Họ đứng từ xa, tay cầm cây, gậy gộc xua lên loạn xạ cốt để khơi dậy bản năng thú tính tiềm ẩn hàng triệu năm của loài chó.

Dù “hiền lành” đến cỡ nào nhưng bị khích bác cỡ đó thì “chó câm” cũng phải lên tiếng. Rồi xồng xộc xông vào quân xanh cào xé cho hả giận. Còn người làm quân xanh giẫy giụa, giằng, giựt mục đích làm tăng thêm tính hung hãn của loài chó.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ

Trên bãi đất trống của sân tập, bốn huấn luyện viên kèm cặp 4 chú chó giống Rotwer (giống chó Đức) to sừng sững như nghé con. “Chú ý! Chào!” – 4 chú chó trông dữ là thế ngoan ngoãn làm theo hiệu lệnh của người huấn luyện. Hai chân trước giơ lên trông như những chú bé đáng yêu đang học bài học vỡ lòng.

Sau màn tập chào, đi, đứng là đến những bài tập huấn luyện chó nghiệp vụ: phóng qua bờ tường, lốp xe, trườn qua rào kẽm gai, bảo vệ đồ vật. Và gay cấn nhất là thực hiện bài tập bảo vệ thân chủ. Truy đuổi tội phạm, săn bắt trộm với những tình huống giả định. Những bài học này phải tập đi tập lại hàng ngày thật thuần thục và phải sát với thực tế. Nên mọi hành động của quân xanh cũng phải càng như thật càng tốt.

Tâm sự về nghề huấn luyện chó nghiệp vụ

“Nghề nào cũng có cái cực riêng. Đối với nghề huấn luyện chó nghiệp vụ, phải yêu nghề và yêu những con vật khôn ngoan. Mới bám trụ với nghề được dẫu biết hiểm nguy luôn chực chờ”. Giơ ra hai cánh tay chằng chịt vết răng chó, có vết còn rớm máu. Ví nôm na về nghề của mình là nghề: “làm thân cho chó nó cắn”. Chuyện bị cẩu xực là chuyện thường ngày.

Vì nghề làm mục tiêu cho chó tấn công rất nguy hiểm. Không phải ai cũng có thể đảm đương và trụ được. Phải là người có “thần kinh thép”, biết vượt qua được nỗi sợ hãi chứ nếu không, sơ sẩy một chút là mất mạng như chơi.

Khi đã chấp nhận vào nghề, người làm “quân xanh” sẽ được các đồng nghiệp kỳ cựu hướng dẫn cho một số kỹ năng cơ bản như: đỡ, né, giả chết. Thế nhưng muốn thành thục thì đều phải trải qua thực tế trên sân tập. Những bài học kinh nghiệm ấy có khi phải trả bằng máu và nước mắt.

Khi đã thành thục và có kinh nghiệm, “quân xanh” sẽ biết chó có thói quen cắn ở những nơi nào. Một kinh nghiệm khá thú vị được anh em quân xanh truyền tụng là không nên đụng vào hạ bộ của chó đực. Đặc biệt là đụng phải bộ phận nhạy cảm ấy trước mặt các nàng chó cái. Vì chàng cẩu sẽ “xực” ngay. Ai đã từng làm nghề huấn luyện chó nghiệp vụ nói chung và đặc biệt là làm “quân xanh” cũng đều đã từng bị chó “đóng dấu răng”.

Chiến công của những chú học trò bốn chân

Những cực khổ mà đội ngũ “quân xanh” đã bỏ ra không phải công cốc. Người huấn luyện chó nghiệp vụ rất vui khi kể về những chiến công của học trò mình.

  1. Con Ross (giống Becgie) sau khi từ trung tâm huấn luyện trở về đã cứu mạng bà chủ. Chuyện là bà chủ nhà có nuôi con trăn nặng gần 40kg. Một ngày nọ, bà đem vịt sống cho trăn ăn thì bất ngờ bị con vật xiết lấy cho đến khi bất tỉnh. Khi tỉnh lại, bà thấy con trăn đã chết từ lâu. Đầu bị cắn nát, bên cạnh là chú chó Ross. Theo lời của hàng xóm, họ đã nghe tiếng chó sủa rất lớn. Khi họ chạy qua thì thấy chú chó đang chiến đấu với con trăn rất dũng mãnh.
  2. Một chuyện khác liên quan đến chú chó tên Mic (giống Rottweiler Đức) của một người chủ là giám đốc của kho bãi container gần cầu Rạch Chiếc. Ông này thường xuyên bị trộm lẻn vào bãi lấy cắp phụ tùng xe mà không có cách nào bắt được. Nghe lời giới thiệu của bạn bè, ông đã tìm đến Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ nhờ giúp đỡ. Mic đã được huy động đến giúp khổ chủ. Chỉ trong vòng 1 tháng, 3 tên trộm đã bị Mic bắt ngay tại trận. Bọn trộm cắp từ ấy không dám bén mảng tới bãi container.

“Chó là loại động vật rất khôn ngoan, chưa huấn luyện thì chưa biết. Nhưng khi huấn luyện nhiều, tiếp xúc nhiều mình sẽ thấy được cái thông minh của nó”.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn