Bài viết này phản đối tất cả những hành vi túm gáy chó mèo đang phổ biến trong 1 bộ phận người nuôi thú cưng thiếu hiểu biết hiện nay. Theo Anita Kelsey, một bác sĩ thú y kiêm nhà tâm lý học về mèo và huấn luyện chó mèo chuyên nghiệp tại London, Anh trao đổi:
“Tôi thường nhận được thông tin của khách hàng nói với tôi rằng họ thường túm gáy chó mèo của họ khi chúng nghịch ngợm và không nghe lời. Thậm chí để phạt chúng, họ còn dùng cả kẹp bướm tài liệu để kẹp sau gáy chúng như một sự trừng phạt. Khiến cho chúng giống như bị điểm huyệt và mất định hướng”.
Những hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất là một hành động đáng bị lên án. Tại sao lại vậy? Hãy cùng theo dõi những phân tích dưới đây của Longkhanhpets.com.
Lý giải hành vi mèo mẹ ngoạm gáy mèo con
Một phân tích của người sáng lập ra tổ chức Yêu Động Vật cho biết: “Mèo con khi còn nhỏ luôn được mèo mẹ chăm sóc tận răng. Trong môi trường tự nhiên, để bảo đảm sự an toàn của con, mèo mẹ thường di chuyển ổ mèo con bằng cách ngoặm vào gáy mèo con và tha con đi. Lâu ngày, mèo con hình thành thói quen “đờ đẫn” mỗi khi mẹ ngoặm vào gáy (cảm giác an toàn)”
Nắm được tâm lý này, con người thường túm gáy chó mèo khi muốn bắt chúng và cho rằng đây là cách an toàn, không đau. Tuy nhiên, đây chỉ là cách an toàn cho con người chứ không phải an toàn cho thú cưng.
Mèo bị túm gáy thường đờ đẫn, không thể phản ứng, không cào cấu. Nên nhớ rằng mèo mẹ chỉ ngoặm gáy con khi mèo con còn rất nhỏ, trọng lượng nhẹ. Và bằng những động tác nhẹ nhàng chỉ có mèo mẹ mới làm được. Còn con người chúng ta túm gáy mèo khi mèo đã lớn. Trọng lượng nặng hơn của mèo con sẽ khiến chúng bị đau khi tòng teng trong bàn tay thô bạo của con người.
Trong một số trường hợp bất khả kháng phải giữ mèo để khám bệnh và chích thuốc có thể giữ gáy mèo. Nhưng cần dùng tay còn lại đỡ lấy thân mèo để mèo không bị đau vì chính trọng lượng của mình.
Tại sao không nên túm gáy chó mèo?
Mối quan hệ của chó mèo con với chó mèo mẹ dựa trên một bộ nguyên tắc và tập quán riêng biệt. Chó và mèo mẹ có khả năng cảm nhận được trọng lượng chính xác của chó mèo con. Để có thể cắp chúng từ phía sau cổ gáy mà không khiến con mình bị tổn thương. Hơn nữa, chó mèo có bộ cảm biến áp suất trên răng của chúng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể cắp 1 con chuột vào miệng của chúng. Mà không để lại cho con chuột một vết thương nào.
Nhưng đối với chó mèo trưởng thành thì hành động túm gáy chó mèo từ đằng sau của con người thật sự là điều đáng sợ. Đặt chúng vào một trạng thái không thoải mái và dẫn đến xu hướng tấn công để tự vệ. Lý thuyết cho rằng kể từ khi chó mèo con ra đời, chúng đã bị chó mèo mẹ cắp gáy đi khắp mọi nơi sẽ tạo cho chúng một thói quen và phản ứng từ bé.
Nhưng phản xạ này chỉ xảy ra ở những chú chó và mèo con từ rất nhỏ. Điều đó không thể áp dụng cho một chú chó hoặc chú mèo trưởng thành. Nó chỉ khiến chúng sợ hãi hơn, rè chừng hơn và nhát người hơn.
Tác hại của việc túm gáy chó mèo
Nhiều chú chó và mèo khi bị túm gáy sẽ đau đớn. Dẫn đến việc phản ứng ngược lại để tự vệ. Đồng thời việc túm gáy chó mèo sẽ góp phần xây dựng cho chúng một hành vi tính cách hung hăng không mong muốn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, thì bạn hiểu vì sao chú chó thú cưng của bạn lại dữ dằn và hay cắn người như vậy.
Việc xách, túm gáy chó mèo lên cao và khiến chúng lẳng lơ trong không trung và phải cân cả trọng lượng cơ thể của chúng là việc không cần thiết và gây đau đớn. Đây chắc chắn không phải là cách tôn trọng hay thích hợp để giải quyết vấn đề của bạn.
Hành động túm gáy chó mèo chỉ nên được sử dụng trong một số tình huống mà bạn cần phải kiềm chế vật nuôi nhanh chóng. Chủ yếu là trong những hoàn cảnh bất lợi và cần thiết. Còn ngoài ra đừng bao giờ làm điều này với mục đích huấn luyện hoặc trừng phạt chúng. Nó sẽ chỉ khiến mối quan hệ của bạn với chúng bị xa cách.
Cách bế chó mèo đúng cách
- Đầu tiên hãy đặt một tay của bạn vào ngực của chó mèo sau chân trước. Sau đó bàn tay còn lại đỡ chân sau của chúng. Và đặt toàn bộ cơ thể chúng trong lòng cánh tay còn lại của bạn.
- Chúng sẽ tận hưởng được cảm giác thoải mái nhất khiến chúng yên tâm và sẽ không giãy giụa khi bạn bế chúng. Hãy nhớ rằng khi bạn bế một chú chó, hoặc mèo chúng càng giãy giụa bao nhiêu càng thể hiện rằng chúng càng không thoải mái bấy nhiêu.
- Luôn luôn tiếp cận chú chó và mèo lạ một cách từ tốn, bình tĩnh và nhẹ nhàng. Đừng khiến chúng hoảng sợ.
Tuy nhiên, đó là đối với những chú chó mèo nhỏ. Nếu là giống chó lớn thì tốt nhất nên có 2 người hỗ trợ để bế chúng lên. Một trong hai người nên nâng từ dưới ngực của chú chó trong khi người kia nâng bụng và lưng.
Nếu chó mèo của bạn đang mang thai, bạn nên tránh vùng bụng nếu bạn cần đón nó. Thay vào đó, đặt tay của bạn dưới ngực và lưng của chúng. Nếu con chó của bạn bị thương hoặc đau lưng, hãy nhờ giúp đỡ để có thể giữ cho lưng của cún hoàn toàn ngang bằng khi nó được nâng lên.
Một số lưu ý khi bế chó mèo
Trừ khi trong một số trường hợp khẩn cấp để cứu mạng sống của chúng. Thì ngoài ra:
- Không bao giờ được nhấc bổng chó và mèo bằng 2 chân trước.
- Không bao giờ được xách hoặc túm gáy chó mèo lên.
- Không nên nhấc chúng lên bằng cách bóp vào bụng và ngực sẽ khiến chúng tức ngực khó thở.
Hãy đối xử với chó mèo của bạn với sự tôn trọng và huấn luyện chúng theo một cách thích hợp. Các hành động gây tổn thương như túm gáy chó mèo không bao giờ nên được sử dụng với bất cứ ai. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc chó mèo và cư xử với chúng một cách tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét