Bệnh Parvovirus ở chó: Phác đồ chữa trị nhanh tại nhà

Bệnh Parvovirus ở chó là do một loại virus có tên Canine parvovirus (CPV) gây ra năm 1978. Trong những năm qua, Parvovirus chó đã đột biến thành hai chủng khác nhau và có bằng chứng của một hiện chủng thứ 3 tại Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam. Hiện tại, chủng gây bệnh phổ biến nhất toàn thế giới là CPV-2b. Biểu hiện quan trọng: viêm ruột – xuất huyết gây tiêu chảy phân có lẫn máu, niêm mạc đường tiêu hóa, viêm cơ tim và khó có thể cứu chữa.

Canine parvovirus là một loại virus truyền nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến chó. CPV rất dễ lây lan và lây lan từ chó sang chó do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân của chúng. Vắc-xin có thể ngăn ngừa nhiễm trùng này, nhưng tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 91% trong các trường hợp không được điều trị.

Đặc điểm gây bệnh Parvovirus ở chó

  • Chó cảnh trên 6 tháng tuổi thường có một đề kháng tự nhiên với Parvo virus. Nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua.
  • Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ và thường không đáng chú ý.
  • Các giống Doberman, Rottweilers thường dễ suy sụp bởi bệnh này.

Triệu chứng chó bị Parvovirus và Canine Distemper

Chó bị Parvo thường biểu hiện trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Bao gồm: mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, sốt và các triệu chứng điển hình của mỗi thể bệnh. Trong giai đoạn đầu này chó vẫn ăn uống chạy nhảy như bình thường. Nhưng nếu đột nhiên chó bỏ ăn, nôn mửa, nằm bẹp một chỗ, lừ đừ.

Mầm bệnh Parvovirus ở chó có thể tồn tại trên phân chó bệnh hoặc môi trường. Hoặc khi con người tiếp xúc, vuốt ve chó bệnh rồi lại tiếp xúc với chó khỏe. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó, hoăc nhiễm lên chuồng trại, thức ăn nước uống, quần áo vòng cổ dây dắt.

Những ngày sau đó chúng sẽ bị sốt cao, thân nhiệt hạ thấp. Chó bị nôn liên tục rất nhiều lần trong ngày. Sau đó chó bị tiêu chảy , đi ngoài ra máu cũng nhiều lần, có mùi rất tanh. Virus sẽ tác động đến hệ thần kinh gây co giật ở chó. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn hãy cẩn thận! Hãy dùng que test bệnh Parvo cho chó ngay để kiểm tra nhanh chóng:

  1. Chó có tiêu chảy liên tục không?
  2. Phân có máu hoặc bốc mùi khó chịu không?
  3. Có biểu hiện lừ đừ, mỏi mệt không?
  4. Chó đang khoẻ mạnh, hoạt bát bỗng dưng chỉ nằm ủ rũ suốt ngày?
  5. Chó có nôn liên tục suốt ngày không?
  6. Có biểu hiện mất nước không?
  7. Có biếng ăn hoặc ăn bỏ ăn không?

Nếu không tìm hiểu cách chữa chó bị Parvo kịp thời, chó sẽ không qua khỏi sau 4-7 ngày. Chúng sẽ ra đi trong đau đớn, kiệt quệ, tiều tụy. Có những trường hợp kéo dài 1-2 tháng, nhưng cũng ít khi qua khỏi. Trong những trường hợp này, tiêm trợ tử cho chó là cách duy nhất để giúp chúng ra đi nhẹ nhàng, kết thúc chuỗi ngày đau đớn.

Cách lây lan và sinh bệnh

Bệnh Parvovirus ở chó tồn tại trên quần áo, thức ăn, sàn nhà, lồng nuôi. Thời gian tồn tại có thể đến 5 tháng và lâu hơn trong các điều kiện thuận lợi. Vì vậy việc thăm viếng, vuốt ve cũng là một nguy cơ lớn để bệnh lây lan.

Côn trùng và động vật gặm nhấm cũng có thể là vector truyền bệnh đóng vai trò quan trọng. Sự lây lan bệnh qua đường ruột là chủ yếu do con vật nuốt phải mầm bệnh. Số lượng virus nhiễm vào cơ thể cũng rất cần thiết, đó cũng là một yếu tố để gây bệnh lâm sàng. Việc tiếp xúc thường xuyên với chó mang virus cũng làm tăng khả năng mắc bệnh này.

Ban đầu virus khu trú trong các mô bạch huyết ở cổ họng, từ đó vào máu. Các triệu chứng ở đường ruột xảy ra khi virus bệnh parvo ở chó tấn công tủy xương. Ở giai đoạn cuối, chúng nhanh chóng phân chia tế bào và khu trú trong đường ruột và các hạch bạch huyết. Gây tổn thương và hoại tử tế bào.

Bệnh Parvovirus thể tim ở chó

Các mẫu tim bị nhiễm trùng thường được tìm thấy trong chó đang bị nhiễm bệnh parvo ở chó hoặc chó con ngay sau khi sinh. Đây là hình thức của bệnh rất ít phổ biến so với thể đường ruột. Bệnh thường rất nặng, làm viêm và hoại tử cơ tim gây khó thở và chết non (<8 tuần) của chó.

Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim. Thể bệnh này có thể hoặc không đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột. Tuy nhiên thể này bây giờ đã hiếm thấy trên thế giới.

Bệnh Parvovirus thể đường ruột ở chó

Bệnh Parvovirus ở chó phân chia trong các tế bào biểu mô ruột. Gây hoại tử bong tróc các tế bào niêm mạc vì thế gây tiêu chảy – xuất huyết. Niêm mạc thường theo phân ra ngoài, hợp lại với các chất khác tạo ra một mùi hôi tanh khó chịu.

Điều này có thể để mở cửa cho nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn đường ruột và các ký sinh trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua những vùng niêm mạc bị bong tróc. Kích hoạt một qua trình nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.

Hầu hết chó bị ảnh hưởng (85%) ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ tử vong khoảng 91%. Và nếu được điều trị đúng mức thì tỷ lệ sống sót có thể đến 80-95%. Bệnh khiến chó bị tiêu chảy nặng gây mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, con vật có biểu hiện vô thần, sụt cân nhanh, đau đớn, shock do mất máu…Chó thường sẽ không chết do virus, nhưng thường chết do nhiễm trùng thứ cấp.

Chẩn đoán bệnh Parvo ở chó

Chẩn đoán bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng. Xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm phòng cho chó đề loại trừ.

Lấy mẫu phân để làm phản ứng ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Kết quả phản ứng có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh Parvovirus ở chó.

Giảm bạch cầu hoặc lympho bào thường biểu hiện trong hầu hết các chó bị bệnh này. Trong đó, giảm bạch cầu là một gợi ý quan trọng. Ngoài ra hạ Albumine, Natri, KaliClo máu cũng có thể biểu hiện bệnh Parvovirus ở chó.

Chụp X-quang thường giúp phân biệt bệnh với các nguyên nhân khác có ói mửa và tiêu chảy.

Tuy nhiên việc bắt tay vào điều trị ngay từ khi con vật được nghi ngờ mắc bệnh và chưa có các kết quả về chẩn đoán phi lâm sàng là điều nhất quyết phải làm.

Điều trị chữa bệnh Parvovirus ở chó

Bệnh Parvovirus ở chó hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc chữa trị chỉ mang tính giảm triệu chứng. Hỗ trợ đề kháng cho con vật bệnh và phòng trị nhiễm trùng thứ cấp. Giúp kéo dài thời gian đủ để cơ thể của chó tạo ra một phản ứng miễn dịch. Tỷ lệ sống còn phụ thuộc vào sự chẩn đoán đúng và thực hiện cách chữa chó bị Parvo kịp thời.

  1. Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được). Nên cho ăn những thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà… liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
  2. Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch. Giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện giải. Đồng thời bổ sung năng lượng.
  3. Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
  4. Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát. Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.

Lưu ý khi thực hiện cách chữa chó bị Parvo

Sự thành công trong điều trị bệnh Parvovirus ở chó phần lớn là do sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn. Nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh. Ví dụ như: môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định. Bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị Parvo phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.

  1. Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng.
    • Nhóm Sulfamid, nhóm kháng sinh Aminosid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin).
    • Nhóm Cephalosporin thế hệ 1 (Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin, Cephadroxil)
    • Nhóm Polimycin: Colimicin (colistin)…
  2. Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
  3. Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả.
  4. Truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức.
  5. Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.

Chữa bệnh chó bị Parvo và Care bằng dân gian

Khi bệnh Parvovirus ở chó phát, người nuôi thường đưa chú chó của bạn ra thú y để tiêm thuốc bổ, kháng sinh. Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và không cho chó ăn uống để tránh nôn nhiều hơn dẫn đến đứt ruột. Điều này khiến cho chó ngày càng tiều tụy. Vì nó vẫn nôn, vẫn đi ngoài ra máu mà không được ăn uống gì. Tỉ lệ sống vì thế mà càng hạ thấp, hầu như bằng không.

Có nhiều người đã dùng phương pháp dân gian như lá nhọ nồi, lược vàng,… để chữa trị. Một số đã thành công nhưng không phải tất cả. Tuy nhiên có một phương pháp tốt hơn cả, đó là dùng lá ổi. Lá ổi có tính ấm, vị đắng sáp nhưng lại có công tiêu thũng, giải độc và cầm máu. Ngoài ra còn kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Nếu chó bị bệnh Care hoặc bệnh Parvo ở chó, bạn hãy chuẩn bị tinh thần. Nhưng cũng đừng đánh mất hy vọng quá sớm. Vì nhiều người đã tìm cách chữa thành công bằng phương pháp dân gian. Ngay lúc này, chó cần được ở bên cạnh chủ, nếu bất đắc dĩ thì hãy gửi lại bệnh viện. Vì được ở cạnh chủ, chó sẽ an tâm hơn, sẽ có thêm sức đề kháng để chống chọi với cơn bạo bệnh.

Cách làm: Bạn hãy lấy 200g lá ổi già, đun lửa nhỏ với 1 lít nước, cho đến khi còn khoảng 150ml. Sau đó cho vào xi lanh, mỗi lần bơm cho chó 20ml. Cách vài tiếng bơm một lần. Điều này sẽ ngăn chặn việc chó bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Mỗi ngày vẫn tiếp tục cho uống nước lá ổi để ngăn tiêu chảy. Tầm ngày thứ 4 cho ăn thêm thịt nạc nhai mềm. Uống nước cháo + men tiêu hóa, gel dinh dưỡng cho chó. Nếu qua ngày thứ 5, thứ 6, thứ 7…. chó khỏe dần, ngoe nguẩy đuôi và sủa nhẹ thì khả năng khỏi bệnh cao. Nhưng bạn vẫn tiếp tục chữa bệnh Parvovirus ở chó đến khi khỏi hẳn.

Kết hợp với bác sĩ thú y để điều trị tốt hơn

Nếu nhà có nhiều chó cảnh hay vật nuôi khác, cần cách ly ngay lập tức. Sát trùng chuồng trại và các vật dụng có khả năng nhiễm bệnh Parvovirus ở chó bằng nước Javel. Khi tiếp xúc với chó bệnh phải mang bao tay. Dùng xong phải khử trùng rồi vứt.

Đưa chó đến cơ sở thú y để truyền nước, bơm thuốc bổ, kháng sinh mỗi ngày. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ thống nhất phác đồ cách chăm sóc chó bị Parvo. Tạm ngưng cho ăn, mua nước biển khô pha vào nước uống để chống mất nước. Cho chó uống thêm men tiêu hóa để ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn có hại.

Nấu cháo lấy nước pha ít men tiêu hóa bơm cho uống thêm, mỗi lần một ít vì chó vẫn còn nôn. Nếu chó ho khan thì mua Prospan trị ho của người cho uống. Mua thêm Bovistart ngoài thú y, loại 16ml để tăng dinh dưỡng.

Phòng bệnh Parvovirus ở chó

Hầu hết bác sĩ thú y sẽ đề xuất cho chó con được tiêm phòng bệnh Parvovirus ở chó khoảng 8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau một tháng và hằng năm. Người nuôi chó không nên tiêm phòng quá sớm vì không đủ khả năng đáp ứng miễn dịch. Việc phòng bệnh bằng cách không cho tiếp xúc với mầm bệnh thường không đem lại hiệu quả cao. Người nuôi chó nên tiêm phòng cho cún của mình đúng cách. Nếu không muốn chúng bị chết một cách oan uổng do bệnh truyền nhiễm hoặc điều trị tốn kém khi con vật bị bệnh.

Chó dưới 4 tháng tuổi, chó chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không nên cho tiếp xúc với chó khác.

Đối với chó con dưới dưới 4 tháng tuổi chưa được miễn dịch với bệnh Parvovirus. Việc tiếp xúc với chó khác hoặc tác nhân “trung gian” có thể truyền bệnh. Có thể là môi trường, dụng cụ chăn nuôi, lồng vận chuyển chó… Tốt nhất khi đón cún con về, bạn nên để chúng ở trong nhà. Làm quen với môi trường xung quanh để đỡ bỡ ngỡ, sợ hãi. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với những nguy hiểm ở bên ngoài.

Cần tiêm phòng vaccine chậm nhất 1 tháng trước khi chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch tự nhiên cho chó con sau khi sinh.

Trong độ tuổi từ 2 tháng tuổi, tức là từ lúc tách mẹ nên tiêm vacxin phòng bệnh. Lưu ý, bạn cũng cần tiêm phòng vacxin cho chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch tự nhiên cho chó con sau khi sinh. Tiêm đúng giai đoạn để thuốc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó để tránh chó bị Parvo, cũng cần theo dõi sức khỏe của cún con để phát hiện kịp thời những thay đổi và biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm. Bạn có thể tiêm phòng Vacxin 7 bệnh cho chó hoặc 5 bệnh đều được.

Chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất và khoa học tăng sức kháng bệnh của chó. Tẩy giun cho chó ngay từ một tháng tuổi.

Chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất và khoa học tăng sức kháng bệnh của chó con. Tẩy giun sán chó non ngay từ một tháng tuổi với thuốc tẩy giun cho chó chuyên dùng được y khoa chứng nhận an toàn. Vệ sinh chỗ ở, bát ăn, quần áo, nhà cho chó thường xuyên. Đây cũng có thể là một nới trú ngụ của sinh vật gây bệnh.

4.3/5 – (10 bình chọn)

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn