Cách sơ cứu nhanh khi chó bị sốc nhiệt và cảm nắng

Chó bị sốc nhiệt hay say nắng, cảm nắng là hiện tượng cơ thể phải hứng chịu thay đổi nhiệt độ trong 1 thời gian ngắn. Có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của thú cưng. Bởi lẽ, loài chó không có khả năng giải phóng nhiệt tốt như con người. Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt.

Vì thế chúng ta có thể không nhận ra rằng chó của mình đang trở nên quá nóng cho đến khi có một số triệu chứng đột nhiên xuất hiện. Nhiều triêu chứng đôi khi còn xuất hiện bất ngờ khiến nhiều chủ nhân trở tay không kịp. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách cấp cứu chó bị sốc nhiệt thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Longkhanhpets.com nhé.

Nguyên nhân khiến chó bị shock nhiệt

Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt.

Vào mùa hè ở Việt Nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng. Chúng giữ nhiệt gây khó thoát được mồ hôi. Nếu không hiểu về sự thoát nhiệt của chó, bạn có thể vô tình để chúng rơi vào tình trạng sốc nhiệt. Một nghiên cứu cho thấy 50% số chó bị sốc nhiệt sẽ không thể sống sót. Nguyên nhân chính khiến chó bị sốc nhiệt là:

  • Chó bị sốc nhiệt do bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, để ở ngoài trời mà không có bóng râm hoặc nước.
  • Do giống chó lai tạo của giống chó mõm ngắn như English Bulldog, Pug, Bull Pháp… với các giống chó vùng lạnh có lông dày như Samoyed, Alaska, Chow Chow.
  • Do chó vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.
  • Chó bị sốc nhiệt do chó bị bệnh như bệnh tim, tăng huyết áp…
  • Do chó già, đặc biệt với các giống chó lớn trên 7 năm tuổi, các giống chó nhỏ trên 14 năm tuổi.
  • Chó bị sốc nhiệt do bị thừa cân, béo phì.
  • Do chó phải làm việc hay rèn luyện quá sức.
  • Do chó có sức khỏe yếu vì ốm hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh.

Tại sao chó bị mất nước?

Khi vào hè, những chú chó vui chơi, tập luyện nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước. Đặc biệt, nếu những chú cún chạy nhảy dưới thời tiết nắng nóng thì tỉ lệ mất nước trong cơ thể càng nhanh. Hoặc chó bị mất nước do dùng thuốc trị bệnh. Một số thuốc có thể gây ra tình trạng này như:

  • Thuốc kháng viêm như Prednisone.
  • Thuốc lợi tiểu, ví dụ như Furosemide.
  • Thuốc an thần như Phenobarbital.

Việc nôn quá nhiều lần, tiêu chảy kéo dài, một số bệnh liên quan tới gan và thận cũng khiến chó bị mất nước rất nhanh.  Chó bị mất nước sẽ có biểu hiện hay khát nước. Ngoài ra, chúng còn có thể thờ ơ, mệt mỏi, nướu, lưỡi khô và dày.

Nếu chủ nhân cho chó ăn nhiều thực phẩm khô cũng có thể dẫn đến những cơn khát. Vì thế nếu sử dụng thức ăn khô cho chó bạn nhớ kèm theo bát nước bên cạnh cho cún cưng nhé. Đặc biệt, không nên cho chó ăn khẩu phần nhiều muối. Điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng. Trước khi thay nước vào cần vệ sinh bát nước sạch sẽ. Mỗi lần đổ nước cho cún cưng nên ước lượng một lượng cân đối nhất. Tránh tình trạng không đồng đều mỗi lần cấp nước.

Nước rất quan trọng đối với thể chất và tinh thần của mọi loài động vật. Mất nước có thể gây nguy hiểm cho chó, vì vậy nếu nghi ngờ con chó của bạn là mất nước nặng, nên cho chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Đặc biệt lưu ý tình trạng mất nước vào mùa hè, vì nó là nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt.

Tại sao chó lè lưỡi, chảy rãi, thở gấp?

Con người có tuyến mồ hôi dưới da, khi trời nóng, mồ hôi thoát ra, bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Nhưng những chú chó lại không như vậy. Chúng không có tuyến mồ hôi dưới da như con người. Vị trí của chúng nằm ở lưỡi. Vậy, không còn cách nào khác để thoát nhiệt, chúng sẽ lè lưỡi ra ngoài môi trường.

Việc chó lè lưỡi thật dài cũng giúp chó phả bớt hơi nóng bên trong. Nó thúc đẩy sự toả nhiệt của cơ thể. Thực tế, dù không phải là mùa hè, mà ngay cả những lúc chó chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể bị nóng lên, nó cũng lè lưỡi để toả bớt nhiệt lượng. Lưỡi của chó thường tăng kích thước sau khi vận động hoặc chơi đùa.

Lúc này, lượng máu bơm tới lưỡi nhiều hơn mức bình thường. Hơi thở gấp làm độ ẩm trên lưỡi bay hơi. Cơ thể cún cưng sẽ được giảm nhiệt một cách nhanh chóng. Việc bạn có thể giúp chúng ngay lúc này là mang tới cho chúng một ít nước. Tuy nhiên, nếu hơi thở khò khè, thở gấp rất có thể chúng có vấn đề về sức khỏe.

Biểu hiện chó bị sốc nhiệt

Phản ứng nhanh chóng nếu bạn nhận thấy chó của mình có biểu hiện bị mất nước hoặc xuất hiện 1 số hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:

  • Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
  • Cực kỳ khát nước
  • Nhiệt độ trực tràng cao
  • Yếu và mệt mỏi
  • Nôn mửa thường xuyên
  • Chó bị sốc nhiệt thường bước đi mất phương hướng, mất thăng bằng.
  • Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
  • Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
  • Chó bị sốc nhiệt sẽ rất khó thở
  • Suy sụp hoặc hôn mê
  • Nhiều nước bọt
  • Chó bị sốc nhiệt tăng nhịp tim nhanh.
  • Xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa dẫn đến triệu chứng nôn và đi ngoài ra máu.

Cách sơ cứu khẩn cấp cho chó bị cảm nắng

Khi chủ nhân phát hiện dấu hiệu chó bị sốc nhiệt, đầu tiên nên tháo vòng cổ, dây đeo ngực hoặc những đồ vật mặc trên cơ thể chúng. Nếu chó cưng chỉ chảy nước dãi, thở gấp thì có thể là bị say nắng ở mức độ nhẹ. Nếu là hô hấp khó khăn, khó thở, rơi vào trạng thái đờ đẫn thì ở mức độ khá nguy hiểm. Sơ cứu xong cần đưa đi thú y ngay.

Để sơ cứu cho chó bị sốc nhiệt, bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y.

Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó. Cảnh giác về những thứ có thể khiến chó bị sốc nhiệt. Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách hạ nhiệt như sau:

  1. Nhanh chóng đưa chó vào chỗ râm mát và loại bỏ nguồn nhiệt.
  2. Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó bị sốc nhiệt. Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen.
  3. Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
  4. Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát. Không bao giờ được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Cái lạnh lại làm cho mạch máu của nó co lại. Và khi mạch máu thắt lại chúng sẽ không thể tự giải nhiệt trong cơ thể.
  5. Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nên bật điều hòa với nhiệt độ  khoảng 28 – 30°C. Tuy nhiên không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2 – 3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Cần chú ý tới cả việc điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa sao cho phù hợp. Nhiệt độ chênh lệch trên 10°C dễ gây đột quỵ tim mạch.
  6. Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước. Dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí được lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.

Các chỉ số phòng tránh cho chó bị sốc nhiệt

Nhiệt độ biểu kiến của cơ thể chó khi lên tới tới 40.5°C có thể gây ra trạng thái sốc nhiệt. Khi chỉ số nhiệt lên đến 44°C hay cao hơn thì khả năng chó bị sốc nhiệt là chắc chắn. Vì thế, dù nhiệt độ không quá cao, cơ thể chúng vẫn dễ dàng mắc các bệnh do nhiệt.

Chỉ số nhiệt ẩm dao động từ 43 – 103, được tính bằng một phương trình với các thành phần là nhiệt độ và độ ẩm. Hay chính là chỉ số lượng hơi nước trong không khí. Ở những nơi có nhiệt độ ẩm, mồ hôi khó mà bốc hơi, khiến nhiệt độ của cơ thể người và động vật tăng, rất khó để hạ nhiệt.

Độ ẩm không khí càng tăng, bạn sẽ càng cảm thấy nóng hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Điều này này được biểu thị bởi chỉ số nhiệt ẩm. Khi đó chỉ số nhiệt của cơ thể chó có thể lên đến 40.5°C. Trong khi nhiệt độ không khí thực tế chỉ có 32°C và độ ẩm tương đối là 70%.

Nếu tình trạng này kéo dài nên đưa cún cưng đến bệnh viện thú y để khám chữa kịp thời. Dưới đây là chỉ số nhiệt độ của chó và các trường hợp áp dụng mà bạn cần chú ý:

  • Nhiệt độ cao hơn 37.7°C: áp dụng chúng với các con vật dễ mắc bệnh khi nhiệt độ trên 32°C.
  • Chỉ số nhiệt trên 22°C: bắt đầu thực hiện phương pháp phòng tránh với các con vật dễ mắc bệnh.
  • Chỉ số nhiệt trên 23.8°C: áp dụng phương pháp phòng tránh bệnh do nhiệt cho các con vật dễ mắc bệnh một cách tuyệt đối.

Phòng tránh sốc nhiệt cho chó

Thay đổi thời gian dắt chó đi dạo

Ngay cả vào mùa hè, chó vẫn cần được ra ngoài đi dạo. Không nên để chó trong nhà quá lâu. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn thời điểm thích hợp để đi dạo. Thời điểm tốt nhất là sáng sớm hoặc tối muộn. Sau khi nhiệt độ ngoài trời đã giảm đáng kể.

Nếu bạn ra ngoài để đi dạo với chú chó của bạn vào một ngày nóng và thấy rằng nó đang cố tìm kiếm mỗi chỗ bóng mát để nằm xuống, lập tức mang nó về nhà ngay trước khi quá muộn. Chó ở ngoài trời quá lâu sẽ có nguy cơ cao bị cảm nắng. Khi đi dạo nhớ mang theo nước uống đầy đủ. Nước giúp cơ thể chó điều hòa nhiệt độ tốt hơn và tránh chó bị sốc nhiệt. Đồng thời bổ sung lại lượng nước đã mất khi thời tiết nóng bức.

Không cạo hết lông của chó

Nhiều người cho rằng cạo hết lông cho chó sẽ khiến chúng mát mẻ hơn. Đặc biệt thường hay thấy ở các giống chó Poodle, Husky, Alaska, Corgi… Nhưng đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc cạo hết lông có thể làm gây hại tới chú chó nhiều hơn bạn tưởng. Bởi bộ lông có rất nhiều chức năng không chỉ để chống lạnh. Hơn nữa với những chú chó lông dày, cạo sạch lông sẽ khiến chúng không vui. Nhiều chú chó xấu hổ không dám gặp người khác. Thậm chí sẽ bị chứng trầm cảm.

Lông của chó là một lớp cách nhiệt để giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Đồng thời bảo vệ da khỏi những bức xạ có hại từ mặt trời. Bộ lông như một tấm áo khoác sẽ bảo vệ chó khỏi bị thương. Việc cắt bỏ lông sẽ không giúp chúng xử lý nhiệt trong cơ thể của chính mình. Đó là 1 điều nguy hiểm. Hơn nữa trên da chó không có tuyến mồ hôi. Vì vậy không thể giúp chó giải nhiệt bằng việc cạo lông.

Nghiêm trọng hơn, khi cạo lông cho chó nguy cơ mắc các bệnh về da sẽ tăng cao hơn do phải tiếp xúc trực tiếp với những tia gây nguy hiểm.

  • Tia cực tím UV hay tia tử ngoại: là tác nhân gây hại chính khi phơi nắng cho chó. Đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh ngoài da ở chó và người.
  • UVA (bước sóng dài): là nguyên nhân chính gây lão hóa da và các bệnh về mắt. Tia UVA có khả năng xuyên qua lớp hạ bì của da. Gây tổn thương da, khiến da chuyển màu sẫm. Làm biến đổi cấu trúc da thậm chí gây ung thư. UVA có thể xuyên qua tầng ozon, qua lớp mây khi trời mưa, cửa kính hoặc ô dù, mái che vải.
  • UVB (bước sóng trung): có thể xuyên tới lớp biểu bì của da. Gây cháy nắng nếu ở ngoài trời quá lâu. Triệu chứng là da đỏ ửng, tróc da, nổi mẩn đỏ, sẫm màu. Khác với UVA, UVB không thể xuyên qua cửa kính, mái che bằng vải hoặc quần áo. Phần lớn đều bị tầng khí quyển hấp thu.
  • UVC (bước sóng ngắn): chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong các tia bức xạ mặt trời. UVC thường bị tầng khí quyển hấp thu hoàn toàn.

Huấn luyện đúng cách tránh để chó bị sốc nhiệt

Không tập luyện dưới trời nắng

Không luyện tập, chạy nhảy chơi đùa hoặc dắt chó đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ trên 34°C. Đặc biệt lưu ý bệnh ”chảy máu mũi” thường gặp ở các giống chó: German Shepherd, Rottweiler, Shetland Sheepdog, Golden Retriever, Doberman Pinscher, German Short Haired Pointer, Standard Poodle, Miniature Schnauzer khi tiết trời quá nóng bức.

Không huấn luyện chó khi ăn quá no

Ăn quá no rồi lại vận động ngoài trời rất dễ bị chứng “GDV – xoắn dạ dày chướng hơi”. Đặc biệt ở các giống chó có hình dáng thon, thóp bụng như: GSD, Labrador, Golden, Dobecman… cần chống tiêu chảy gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải.

Các Dog Show hoặc Festival, Offlline trong thời gian khoa học

Không kéo dài quá 11h trưa vào mùa nóng bức. Môi trường quá đông đúc với các hoạt động ngoài trời không thật sự tốt cho thú cưng.

Cách chăm sóc chó vào mùa hè

Cho chó ăn uống thức ăn dễ tiêu

Một chế độ ăn với chất dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Mùa hè nắng nóng chúng sẽ chán ăn, không muốn ăn. Thậm chí bỏ bữa cộng với chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bạn thiết lập cho thú cưng phải “đúng, đầy đủ và cân bằng”. Cho các bé uống nước có pha đường Glucose và Orezol để bù nước vào mùa hè tăng khả năng điện giải và đề kháng

  • Chó con từ 2 – 6 tháng tuổi: cho ăn 3 bữa một ngày.
  • Chó từ 6 tháng – 1 năm tuổi: chỉ cần cho ăn 2 bữa một ngày là đủ. Tuy nhiên, bởi chế độ ăn của chó còn phụ thuộc vào độ tuổi, giống và loại thức ăn của chúng. Chế độ ăn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Chế độ ăn uống khi trời nóng bức cũng cần hết sức lưu ý. Cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giảm bớt lượng Protein, mỡ béo. Tăng thêm chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, chó ăn thức ăn khô, tổng hợp phải bảo đảm đủ nước uống cho thức ăn nhanh thấm nở trong dạ dày. Có thể ngâm trước cho nở thức ăn vào nước rồi cho ăn.

Có thể sử dụng thức ăn ướt cho chó thường xuyên hơn, vì loại thức ăn có tỷ lệ nước nhiều hơn thức ăn khô. Để giảm thiểu tình trạng say nắng, sốc nhiệt của chó vào mùa hè, hãy cung cấp cho chúng đủ nước uống.

Chăm sóc chó sinh sản và chó con vào mùa hè

Nếu chú chó của bạn nuôi ở bên ngoài, nhất định phải thiết kế nơi tránh nắng cho chúng. Chuồng phải được đặt ở nơi râm mát. Tốt nhất nên để sử dụng chuồng có chất liệu màu trắng không hấp thụ nhiệt. Phối giống chó vào mùa nóng bức chỉ nên thực hiện lúc sáng sớm hoặc về ban đêm. Đảm bảo khi nhiệt độ môi trường đã dịu mát.

Chó mẹ và đàn con mới sinh cần để ổ đẻ nới thoáng mát. Duy trì khoảng 25°C đến 27°C. Không dùng lò sưởi hoặc đèn sưởi quá nhiệt độ như trên. Chó mẹ cần uống đủ nước có pha thêm chút muối với độ mặn như nấu canh, súp…

Khi thấy các dấu hiệu chó bị sốc nhiệt như thở gấp, đi loạng choạng, run hoặc bỗng dưng chạy điên cuồng… cần đưa ngay chó vào nơi thoáng mát. Chườm bằng khăn đá lạnh quanh vùng mõm, mặt rồi thông báo ngay cho bác sỹ thú y cấp cứu và tư vấn.

Không nhốt chung nhiều chó vào một chuồng. Không cho ăn no, chuồng cũi thoáng khí, mát và không quá chật trội. Không nên tiêm phòng dịch, tẩy giun sán, triệt sản…khi trời quá nóng bức. Những việc này có thể khiến cơ thể chó bị sốc nhiệt và yếu đi do các tác dụng phụ của thuốc gây ra.


Bảo vệ da khi phơi nắng cho chó

Vào những ngày trời nắng gắt, tuyệt đối không nhốt chó ở trong xe. Ngay cả khi cửa kính mở hé hoặc bạn chỉ ra ngoài một thời gian ngắn. Bởi dưới ánh nắng, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên hơn 60°C. Dễ khiến chó bị sốc nhiệt hoặc mất nước và chết.

Khi chó ở trong nhà, nếu không có điều hòa phải để chó ở nơi thoáng khi. Trời quá nóng nên bật quạt, để chó không bị sốc nhiệt. Chó ở ngoài đường hay trong nhà đều phải cung cấp đủ nước uống. Để ở nơi chó dễ dàng tiếp cận. Nếu ra ngoài trời nên đeo kính râm cho chó. Giúp ngăn chặn tia UV có hại cho mắt.

Cho chó đi dạo vào lúc sáng sớm hoặc tối, khi nhiệt độ đã giảm bớt. Tránh cho chó ở ngoài trong khoảng 11 – 15 giờ hàng ngày. Là thời điểm nóng nhất trong ngày. Tránh phơi nắng cho chó con khi tron

Với chó lông ngắn hoặc không có lông, khi ra ngoài bắt buộc phải dùng kem chống nắng cho chó. Tốt nhất là loại có chỉ số chống nắng SPF15. Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để tránh gây dị ứng cho chó.

Nếu khu vực nuôi chó ở ngoài trời phải được che chắn cẩn thận. Chuồng trại ở nơi thoáng mát, có gió và cây cối che nắng. Chất liệu xây chuồng nên có màu sáng để giảm khả năng hấp thu nhiệt.

Vận chuyển chó vào mùa hè

Vận chuyển chó vào mùa hè cần phải có đủ nước uống. Không cho chó ăn no, chuồng cho chó thoáng khí, mát và không quá chật trội. Không nhốt chung nhiều chó vào một chuồng. Đặc biệt giao nhận chó tại sân bay cần khẩn trương. Tránh để lâu ngoài trời và trên đường băng bê tông.

Sau khi nhận chó, chỉ nên cho uống nước và nghỉ ngơi. Theo dõi ít nhất 4 – 6 giờ mới được cho chó ăn. Nếu có thể chủ động thì không nên xuất chó con hoặc mua chó về nuôi, chuyển đổi chỗ ở của chó khi trời quá oi bức. Không nên tạo các stress bất lợi cho chó: tiêm phòng dịch, tảy giun sán, sửa lông, phẫu thuật thẩm mỹ, thiến hoạn triệt sản…khi trời quá nóng bức.

Kiểm soát nhiệt độ chỗ ở của thú cưng

Nhiệt độ mùa hè thường cao hơn nhiều so với các mùa khác trong năm. Bạn phải luôn duy trì nhiệt độ thích hợp xung quanh nơi ở thú cưng. Không quá nóng cũng như không quá lạnh. Việc giữ vệ sinh cho thú cưng là một việc làm cực kì quan trọng. Cơ thể sạch sẽ không chỉ giúp bản thân thú cưng cảm thấy thoải mái mà còn giúp tránh được một số bệnh về da.

Mùa hè, cho dù thú cưng của bạn chỉ ở trong nhà nhưng các yếu tố gây bệnh vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Theo các bác sĩ thú y, chó cần được tắm rửa từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, khi tắm cần sử dụng các sản phẩm dành riêng cho chó sữa tắm, dầu xả, khăn tắm, máy sấy… Có như vậy mới giúp làm sạch triệt để trứng giun, các virus hay vi khuẩn gây bệnh bám trên lông thú cưng. Bên cạnh việc giữ vệ sinh chăm sóc thú cưng, các bạn cũng nên đưa thú cưng đi tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ.

Tắm, cắt tỉa lông cho chó thường xuyên

Khi thời tiết nóng bức, bạn có thể tắm và cắt tỉa lông để giúp chúng giải nhiệt. Đặc biệt là ở khu vực đệm chân và bụng. Tuy nhiên, khi cắt lông, tránh cắt quá ngắn. Vì lông chó có tác ngăn cản tia tử ngoại. Vì vậy khi cạo lông bạn nên để lại 1 lớp lông vừa đủ để bảo vệ da của chúng khỏi những tia nắng mặt trời.

Mùa hè nắng nóng, đối với những chú chó có bộ lông dài, dày hoặc quá béo thì tỷ lệ chó bị sốc nhiệt cao hơn. Tắm cho chó là một cách hiệu quả để giúp chó mát mẻ. Tuy nhiên cũng cần biết cách tắm cho cún, tránh tắm lâu hoặc tắm quá thường xuyên cũng không tốt. Khi tắm xong cần lập tức sấy lông khô ngay. Tránh cho chó bị cảm lạnh.

Theo các chuyên gia về thú y, chó mèo cần được tắm rửa từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Có thể khắc phục bằng cách thường chải lông cho chó yêu, để lông khô thoáng mát. Tốt hơn hết là bạn hãy làm điều này hằng ngày, hoặc ít nhất một tuần một lần nếu bạn không có thời gian.

Vùng mắt, tai và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Những bộ phận này đều không có lớp lông bao phủ. Vì vậy chúng cần được chăm sóc, bảo vệ kĩ càng hơn. Có thể nhờ sự trợ giúp của các loại quần áo dành cho thú nuôi vào mùa hè hay kem chống nắng không chứa các thành phần salicylates và ôxit kẽm.

Đối với kem chống nắng, bạn nên bôi lên da của cún cưng trước khi chúng ra ngoài khoảng 30 phút. Tuy nhiên, lựa chọn tối an toàn vẫn là giữ cho chúng tránh xa sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Hạn chế đưa cún đi chơi xa vào mùa hè

Vào mùa hè không nên đưa thú cưng đi chơi xa, chơi đùa dưới nắng gắt. Tuy nhiên, bạn cũng không thể giữ chú cún nhà bạn ở trong nhà suốt cả mùa hè. Nếu có đi chơi xa thì không nên để chúng quá lâu trong xe và trong lồng. Đỗ trong bóng râm để bạn và thú cưng tận hưởng khung cảnh ngoài trời tuyệt đẹp. Khi chơi đùa ở bờ biển phải mang theo ô che nắng loại to.

Tránh những đoạn đường nóng bức khi đi dạo ngoài trời. Chân chó phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nắng nóng. Hãy bảo vệ gan bàn chân của cún cưng bằng việc đi trên đất hoặc cỏ. Hoặc giữ thói quen đi dạo lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Tránh xa những nơi nó nhiều muỗi, côn trùng độc. Thỉnh thoảng cho chúng đi bơi với thời gian bơi vừa phải.

Tuyệt đối không nhốt cún cưng trong xe vào ngày nắng nóng. Ô tô có không gian nhỏ dưới ánh nắng giống như một cái lò nướng. Vì thế chó bị sốc nhiệt là điều khó tránh. Khi bạn ra ngoài, cún cưng phải ở trong nhà một mình phải mở điều hòa bên trong. Hoặc mở cửa sổ thông gió, mở quạt cho thoáng, cung cấp nước đầy đủ.

Hướng dẫn làm điều hòa hạ nhiệt cho chó

Hãy mua một thùng xốp cỡ vừa, một cái quạt thông gió (như hình) và một ống nhựa to và ống nối chữ L nhé. Giá tiền tất cả hết khoảng 150 nghìn. Bạn có thể tận dụng quạt thông gió của máy tính để làm điều hòa.

Các dụng cụ này có thể mua tại cửa hàng vật tư điện nước. Ngoài ra còn có dao, keo dán, dây buộc hoặc bất cứ đồ vật gì có thể cố định quạt vào thùng, dây điện cho quạt thông gió.

Nguyên lý để chế tạo chiếc hộp hạ nhiệt cho chó mèo tự chế này tương tự như chiếc quạt thổi đá. Các bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà, vừa giúp chó mèo mát mẻ hơn mà chủ cũng được dùng ké luôn.

Chế tạo điều hòa cho chó

Công đoạn làm hết sức đơn giản, chỉ cần một chút khéo tay và tỉ mẩn.

  1. Vẽ hình tròn trên hai bên của thùng xốp. Cẩn thận dùng dao khoét hai lỗ tròn theo hình đã vẽ. Kích thước lỗ phải vừa khít với kích thước của quạt và ống nhựa.
  2. Lắp ống nhựa và quạt tản nhiệt vào hai lỗ tròn khoét trên nắp của thùng xốp. Nhớ không để hở nếu không hơi lạnh sẽ thoát đi hết. Đây là chiếc điều hòa được tự chế tại nhà với những vật dụng đơn giản.
  3. Nối dây điện vào quạt, lưu ý tránh không để hở điện. Vì bên trong thùng có nước đá nên cẩn thận vẫn hơn.

Sử dụng điều hòa để hạ nhiệt cho chó

Như trên đã nói, nguyên lý hoạt động của chiếc điều hòa này không khác gì quạt thổi đá. Vì vậy cách sử dụng rất đơn giản. Sau khi gắn ống nhựa và quạt thông gió, các bạn mua ít đá về bỏ vào trong hộp. Đậy kín nắp và kiểm tra xem có lỗ hở nào không. Rồi cắm điện lên là có thể tận hưởng cảm giác mát lạnh không khác gì chiếc điều hòa.

Còn ban đêm các bạn đổ nước vào chậu rồi tận hưởng mát của điều hoà hơi nước. Tuy vẫn còn sơ sài nhưng chiếc điều hòa này có thể giải quyết hiệu quả cái nóng mùa hè. Không tốn tiền mà cả chủ và thú cưng đều mát phải không nào?

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn