Chuẩn đoán và điều trị loạn sản xương hông ở chó

Loạn sản xương hông ở chó thường xảy ra trong giai đoạn phát triển. Phần lớn những người nuôi chó đều đã nghe về chứng bệnh này, nhưng rất ít người hiểu biết sâu về nó. Dấu hiệu cơ bản thường thấy như các đốt ngón chân phát triển bất thường. Cơ chân sau bên phải có dấu hiệu teo nhỏ.

Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến ở nhiều giống chó, còn gọi là loạn sản xương hông. Gây rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến bệnh này.

Bệnh loạn sản khung xương hông ở chó là gì?

Loạn sản xương hông ở chó là một chứng bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho cún cưng.

Đây là một trong những vấn đề về xương thường gặp nhất ở chó. Nguy cơ mắc bệnh không phụ thuộc vào giới tính. Các nguyên nhân phần lớn thuộc về yếu tố bẩm sinh, gen di truyền. Những giống chó lớn như Great Dane, Saint Bernard, Labrador Retriever thường có khả năng mắc bệnh cao nhất. Trong khi đó, các giống chó nhỏ ít mắc bệnh hơn. Chúng hầu như không thể hiện dấu hiệu mắc bệnh lâm sàng.

Những dấu hiệu sớm của bệnh loạn sản xương hông ở chó thường bắt đầu khi cún khoảng 4 tháng tuổi. Cũng có trường hợp các dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn. Có thể chó bị viêm khớp khi bước vào giai đoạn lão hóa mãn tính hoặc thoái hóa sụn khớp xương.

Chó bị loạn sản xương hông ở độ tuổi nào?

Bệnh loạn sản xương hông ở chó thường xuất hiện trong giai đoạn chó đang phát triển (4-24 tháng). Chó bị bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp hông, khiến phần chỏm xương đùi chịu áp lực nặng nề. Dịch khớp bị khô, xương sụn bị mài mòn. Chó bị viêm màng hoạt dịch bao khớp mãn tính, cơ thể yếu dần, có hiện tượng teo cơ. Bệnh nghiêm trọng có thể cản trợ việc đi lại bình thường của chó.

Theo thống kê, cứ 5 con chó được sinh ra sẽ có 1 con có thể mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, béo phì hoặc vận động quá mức. Chó con thuộc các giống chó cỡ lớn, chó phối giống cận huyết có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu chứng bệnh loạn sản khung xương hông

Giai đoạn chớm bệnh: hiện tượng chùng khớp xương.

Giai đoạn về sau: các dấu hiệu biểu hiện cho bệnh thoái hóa khớp hay viêm khớp.

Các dấu hiệu thường gặp

  1. Tần suất hoạt động giảm.
  2. Gặp khó khăn khi đứng thẳng dậy.
  3. Không ưa chạy nhảy, hay leo cầu thang.
  4. Đôi lúc hoặc thường xuyên đi khập khiễng, nhất là sau khi vận động.
  5. Tư thế đi với xương vùng chậu đung đưa qua lại nhiều bất thường.
  6. Hai chi sau chụm lại thiếu tự nhiên.
  7. Đau khớp hông.
  8. Hiện tượng chùng khớp xương có thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu. Có thể do những thay đổi trên cơ thể chó gây ra bởi chứng viêm khớp.
  9. Cảm giác khó chịu khi chuyển động khớp.
  10. Chuyển động khớp không kém linh hoạt hơn.
  11. Xuống cơ ở bắp đùi.
  12. Tăng cơ ở hai bắp vai do trọng lượng được dồn chủ yếu về phần chi trước.

Nguyên nhân gây bệnh loạn sản xương hông

Nguyên nhân chính gây loạn sản xương hông ở chó thuộc về yếu tố di truyền nên không có loại thuốc nào để ngăn chặn hay phòng tránh bệnh. Bên cạnh còn có một số yếu tố khách quan khác. Bạn cần đảm bảo kiểm soát trọng lượng cơ thể cún, để giảm thiểu áp lực đè xuống các khớp. Việc này giúp chúng khỏi bị đau đớn khi chuyển động.

  • Lỏng/chùng khớp xương hông bẩm sinh.
  • Cấu tạo cơ vùng xương chậu.
  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Tăng cân, béo phì đột ngột: thường cảm thấy đau đớn khi đi lại. Khiến chúng rất ngại di chuyển, thường nằm một chỗ. Chó ít vận động, trong khi vẫn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng rất dễ bị béo phì. Khi chó bị béo phì, áp lực càng đè nặng lên các khớp. Đẩy nhanh sự bào mòn lớp sụn khớp. Khiến chó bị bệnh nặng hơn.
  • Vận động quá nhiều: chó con trong giai đoạn đang phát triển chưa hoàn thiện về hệ xương khớp. Nếu bạn huấn luyện chó quá mức có thể gây tổn thương các khớp. Khiến khớp đùi phát triển bất bình thường.
  • Di truyền: nếu chó bố hoặc mẹ mang gen gây bệnh, chó con có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Chó phối giống đồng huyết hoặc cận huyết. Các giống chó thuần chủng dễ bị bệnh hơn chó lai.

Chẩn đoán chó bị loạn sản xương hông

Để chẩn đoán loạn sản xương hông ở chó, trước tiên, Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cún cưng toàn diện, sẽ nắn các khớp xương từ trước ra sau để kiểm tra sự bất thường. Thông qua kiểm tra, một bác sĩ có kinh nghiệm có thể phát hiện phần nào của xương có vấn đề. Bao gồm:

  1. Thử máu và phân tích thành phần trong máu. Kết quả phân tích máu có thể giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến bệnh viêm khớp.
  2. Xét nghiệm điện giải và thử nước tiểu.
  3. Kéo dãn chân trước và sau của chó để thử phản ứng. Đồng thời bóp nhẹ bàn chân.
  4. Mở rộng khuỷu chân ra hai bên hết cỡ. Nếu chó có biểu hiện khó chịu hoặc đau, nghĩa là khớp xương bất thường.
  5. Quan sát khi chó đi lại, chó khỏe mạnh hai chân sau di chuyển bình thường.
  6. Khuỷu chân không bị hẹp hoặc cong vòng kiềng. Hai chân đối xứng và cân bằng với trục cơ thể.
  7. Bước cuối cùng là chụp X-quang để kiểm tra tình trạng bệnh.

Chụp X-quang là bước không thể thiếu để xác định các vấn đề về hình ảnh. Các dấu hiệu hay nguyên nhân gây ra loạn sản xương hông như thoái hóa tủy sống, viêm khuỷu chi sau hay các chứng bệnh thuộc về xương khớp khác cũng cần phải quan sát dựa trên hình ảnh.

Đôi khi chó sẽ rất đau khi chụp, các bác sĩ sẽ phải cố định nó. Điều này là cần thiết để hoàn thành các bước kiểm tra. Nếu chó căng thẳng hoặc hung dữ, nó sẽ được tiêm thuốc an thần (như Propofol). Thuốc an thần có tác dụng giảm mức độ nhận thức trong thời gian ngắn. Vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.

Để kết quả đánh giá được chuẩn xác hơn, bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ thú y các tài liệu về tiền sử bệnh lí của cún. Hoặc những dấu hiệu ban đầu của bệnh, các ghi chép về một tai nạn hay chấn thương nào trong quá khứ có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng của cún cưng. Những thông tin liên quan đến bố mẹ của cún cũng rất hữu ích và cần thiết.

Điều trị bệnh loạn sản xương hông ở chó

Với các giống chó lớn, bạn nên thiết lập một chế độ ăn phù hợp để kiểm soát trọng lượng cơ thể. Bác sĩ thú y cũng có thể kê thêm các thuốc chống viêm để giảm thiểu sưng tấy và viêm nhiễm ở các khớp xương. Thêm vào đó là thuốc giảm đau để làm dịu các cơn đau do bệnh mang lại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có chế độ tập luyện. Đi bộ và chạy bộ vừa phải có thể giúp các cơ quanh vùng khớp trở nên rắn rỏi, cứng cáp hơn.

Tần suất và nhịp độ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của cún. Thông thường là 2 lần mỗi ngày, 20 phút mỗi lần. Chú ý tránh không cho cún cưng nhảy hoặc chạy dài. Nếu có thể, hãy thử cho cún tập bơi, đây là bài tập tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng cơ xung quanh các khớp.

Trong phần lớn các trường hợp, chủ nuôi có thể lựa chọn phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh loạn sản xương hông ở chó. Đối với những chú chó nhỏ mắc bệnh do cấu tạo khớp bất thường, FHO (femoral head osteotomy) là thủ thuật giúp loại bỏ phần sụn xương giữa các bao khớp. Phương án này được khuyên dùng đối với những chú chó bị viêm khớp nặng, trật khớp xương hông hoặc trong những trường hợp điều kiện không cho phép thực hiện loại hình giải phẫu khác.

Đối với những chú chó bị loạn sản xương hông giai đoạn nhẹ, cần tiến hành giảm cân cho chó tại nhà. Nếu chó không cảm thấy đau đớn, bạn có thể cho chó vận động vừa phải. Nhờ đó kiểm soát cân nặng của chó. Giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau cho chó không chứa chất kích thích. Khi sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý các loại thuốc phải không gây hại cho gan, không ảnh hưởng nội tiết tố của chó.

Việc điều trị bằng thuốc có thể mất thời gian dài. Kết hợp bổ sung các nguyên tố vi lượng tốt cho xương. Có tác dụng thúc đẩy tái tạo lại sụn khớp và xương dưới sụn. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Bơi lội là hình thức vận động vừa phải rất tốt cho chó. Giúp giảm sự mài mòn sụn khớp. Hỗ trợ điều trị loạn sản xương hông ở chó hiệu quả. Đối với chó bị bệnh nghiêm trọng nên cho đi bơi 2 ngày 1 lần, mỗi lần 1-1,5 giờ.

Thủ thuật mở xương ba (triple osteotomy)

Được thực hiện bằng cách cắt phần xương ở 3 vị trí quanh khớp xương chậu. Sau đó cân chỉnh và quay chiều phần xương đó để khớp chúng với vị trí sụn khớp. Nhờ vậy, các khớp vẫn có thể hoạt động bình thường mà không lo bị lỏng khớp, hay gây đau đớn khi chuyển động. Thủ thuật này chỉ nên được thực hiện trên những cá thể chó không bị viêm khớp và những chú chó nhỏ tuổi.

Giống như đối với con người, chúng ta cũng có thể thực hiện thủ thuật thay thế toàn bộ xương chậu THR (total hip replacement) ở chó. Khớp xương sẽ được thay thế với sụn khớp và bao khớp nhân tạo. Chúng được làm từ plastic và thép không rỉ. Nó được cố định vào xương chậu và xương đùi thay cho khớp xương bị bệnh.

Thủ thuật này có thể giúp cún cưng khỏi phải chịu đựng nhiều năm đau đớn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nó được khuyên dành cho những trường hợp không có phản ứng với các phương án điều trị khác. Bởi phẫu thuật THR loạn sản xương hông ở chó là một quá trình chuyên hóa vô cùng cao.

Phòng tránh loạn sản xương hông ở chó

Bệnh loạn sản xương hông ở chó được gây ra do các nguyên nhân thuộc về di truyền và môi trường khách quan. Cách tốt nhất để phòng tránh và giảm tỉ lệ mắc bệnh là chọn giống sàng lọc. Chọn phối giống những cá thể bố và mẹ có cấu tạo xương khỏe mạnh. Điều này mặc dù không đảm bảo rằng cún con mới sinh ra sẽ không mang bệnh, nhưng tỉ lệ mắc bệnh này sẽ là thấp nhất.

Đối với các chủ nuôi, bạn cần đưa cún đến các cơ sở thú y kiểm tra định kỳ. Đồng thời, cũng như theo dõi để phát hiện các biểu hiện bất thường của cún sớm nhất có thể. Duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí để sức khỏe chúng luôn ở trạng thái tốt nhất.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn