Chó bị tiểu đường do nhiều nguyên nhân liên quan đến cơ chế chuyển hóa. Biểu hiện ở lượng đường (glucose) trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường ở chó cảnh gây ra do suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy hoặc bị lỗi trong quá trình vận hành của insulin hoặc là do cả hai.
Chó bị tiểu đường lần đầu tiên được xác định là căn bệnh liên quan đến “nước tiểu có vị ngọt”. Nồng độ đường huyết cao (đường huyết tăng) dẫn đến lượng đường glucose tích tụ vào nước tiểu. Do đó xuất hiện cụm từ “nước tiểu có vị ngọt”.
Bệnh tiểu đường, đái tháo đường ở chó là gì?
Bệnh tiểu đường ở chó thường được phân thành 3 loại:
- Loại 1: tuyến tuỵ không có khả năng sản xuất và tiết ra insulin. Đây là dạng bệnh tiểu đường xảy ra rất phổ biến ở thú nuôi.
- Loại 2: tuyến tuỵ sản xuất insulin bị suy giảm nên không đáp ứng đủ nhu cầu nội tiết tố của cơ thể. Gặp nhiều ở thú nuôi bị thừa cân, béo phì.
- Loại 3: được gọi là bệnh đái tháo đường nhạt hay còn gọi là bệnh tiểu đường nước với sự xuất hiện của một lượng nước tiểu loãng. Đây là dạng bệnh rất hiếm gặp.
Nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo.
Ngược lại, nếu không được chữa trị tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Bệnh có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và các vấn đề về đường tiết niệu. Suy dinh dưỡng, nhiễm ceton acid, mất nước và cuối cùng là tử vong.
Đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường
Chó bị tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (từ 18 tháng tuổi), tuy nhiên hầu hết bệnh thường gặp ở các thú lứa tuổi trung niên (từ 5 tuổi trở lên), cao tuổi, chó/mèo bị thừa cân/ béo phì, đặc biệt bệnh xảy ra nhiều ở thú cái và thú đực đã bị thiến (chiếm 70%).
Ở chó, tất cả các loài chó đều có thể bị bệnh, tuy nhiên các giống Dachshund, Poodles, Schnauzers, Cairn Terrier, Scôtlen, Springer spaniels có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Đặc biệt bệnh rất thường xuất hiện ở các giống chó: Cocker Spaniels, Shepherds, Collies, Boxers.
Ở mèo bệnh ít gặp hơn, tuy nhiên nếu chẳng may một chú mèo bị mắc phải, việc điều trị cho chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân chó bị tiểu đường
- Rối loạn tuyến tuỵ khiến cho không thể tiết đủ insulin.
- Các bệnh khác hoặc sự xuất hiện bất thường của một số hormone khác. Có thể là đối kháng với insulin hoặc gây đề kháng insulin. Khiến cho insulin không thể hoạt động bình thường trong cơ thể.
- Bệnh tiểu đường thứ cấp có thể được gây ra bởi việc sử dụng thuốc steroid, hormone động dục, mang thai. Hoặc điều kiện y tế khác như bệnh Cushing .
- Nguyên nhân chó bị tiểu đường do các yếu tố môi trường và chế độ ăn uống không hợp lý.
- Bệnh do di truyền, béo phì, viêm tụy mãn tính. Do kích thích các hormone sinh sản (chó cái)…
Những dấu hiệu sớm của bệnh
- 3 dấu hiệu đầu tiên thường thấy chó bị tiểu đường là: uống nước nhiều hơn bình thường, đói và thèm ăn, đi tiểu nhiều (3P: polyphagia, polydipsia, polyuria).
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Thú nuôi sẽ trở nên thờ ơ và không còn háo hức mong muốn được chạy/ đi bộ với bạn hoặc tham gia các trò chơi. Thú trở nên lười nhác vận động và ngủ nhiều hơn.
- Chi sau của thú hoạt động yếu kém (thường xuất hiện ở mèo): những chú mèo bị bệnh thay vì di chuyển nhẹ nhàng trên những tấm lót chân của mình như bình thường, chúng lại di chuyển với những bước đi nặng nề không mấy tự nhiên.
- Hơi thở hăng với mùi hóa chất, có mùi trái cây ngọt bất thường.
- Một số biểu hiện khác: giảm cân, bồn chồn, run rẩy, thú xuất hiện nhiều hành vi bất thường, thay đổi khẩu vị, lông mỏng dần và xỉn màu, một số bị thừa cân/béo phì.
Những triệu chứng sau của bệnh
- Một số biểu hiện liên quan đến mắt: một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường ở chó/mèo là đục thủy tinh thể hoặc mắt nhiều mây. Bệnh thể có thể dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.
- Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết): gây ra những thay đổi trong ống kính của mắt. Nước khuếch tán vào ống kính gây ra sưng và phá vỡ các cấu trúc ống kính.
- Suy thận (mãn tính hoặc cấp tính): đặc biệt thường xuất hiện ở mèo. Đây là hậu quả của việc đường bị giữ lại trong máu của con vật và tràn vào nước tiểu gây hại cho thận. Thận của thú trở nên quá tải và khiến các nephron (các bộ lọc trong thận) không thể xử lý được việc lọc đường. Kết quả là làm rối loạn các chức năng của thận.
- Một số xuất hiện những biểu hiện chó bị tiểu đường nặng như: mất kiểm soát bài tiết hoặc bàng quang, ói mửa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da mãn tính, thậm chí mất ý thức-hôn mê do tăng đường huyết (đường trong máu cao) hoặc hạ đường huyết (đường trong máu thấp).
Chẩn đoán bệnh tiểu đường ở chó mèo
Chẩn đoán chó bị tiểu đường nói chung là khá đơn giản và thường được dựa trên 3 tiêu chí:
- Dấu hiệu lâm sàng.
- Mức độ glucose tăng liên tục trong máu
- Sự hiện diện của glucose trong nước tiểu.
Kiểm tra lượng đường trong máu: Lượng đường bình thường trong máu là 80-120 mg/dl (4,4-6,6 mmol/L) và có thể tăng lên 250-300 mg/dl (13,6-16,5 mmol/L) sau bữa ăn. Tuy nhiên chó bị tiểu đường lại có đường huyết tăng trên 400-600 mg/dl (22-33 mmol/L). Thậm chí một số vật nuôi mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao lên tới 800 mg/dl (44 mmol/L).
Các phương pháp thường được sử dụng
- Kiểm tra mức độ glucose trong máu: phương pháp này được thực hiện định kì 3-4 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường, hay khi phát hiện ra glucose cao trong nước tiểu của thú trong 2 ngày liên tiếp. Đây là xét nghiệm máu rất thường được sử dụng, thời gian tốt nhất để kiểm tra là 6 giờ sau khi thú ăn.
- Lưu ý: Nếu thú cưng của bạn dễ bị căng thẳng/lo lắng do việc đi lại hoặc trong bệnh viện, tốt nhất bạn nên đưa thú cưng tới cơ sở thú y vào buổi sáng hoặc chiều để chúng có thể quen dần và giúp ổn định hơn cho việc xét nghiệm trong ngày hôm sau, tránh dẫn đến kết quả không chính xác.
- Thử nghiệm fructosamine (bài kiểm tra thay thế): kiểm tra lượng đường trung bình trong máu trong 2 tuần qua. Đây là thử nghiệm ưu thích thường dùng để thay thế cho xét nghiệm trên. Giúp hạn chế sai sót trong kết quả do bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng/chế độ ăn uống/tập thể dục của thú. Phương pháp này cũng không đòi hỏi phải ăn chay và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày.
- Sử dụng máy đo đường huyết (glucometer): Đầu tiên lấy mẫu máu của thú nghi bị bệnh => đặt vào dải kiểm tra trong máy => đồng hồ/màn hình sẽ hiển thị nồng độ đường trong máu (kiểu như màn hình hiển thị kỹ thuật số của đồng hồ).
Xét nghiệm nước tiểu ở chó bị tiểu đường
Còn được gọi là phân tích nước tiểu- một thử nghiệm để chẩn đoán bệnh của hệ tiết niệu và hệ thống cơ quan khác. Ở chó và mèo bị bệnh tiểu đường, việc xét nghiệm nước tiểu có thể cho các kết quả :
- Glucose: một dấu hiệu của bệnh tiểu đường và một số bệnh khác .
- Protein: một dấu hiệu của tổn thương thận hoặc bệnh thận .
- Các tế bào máu trắng: một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xeton: một dấu hiệu của nhiễm ceton acid tiểu đường.
Ngoài ra, cũng có thể tiến hành thử nước tiểu của thú bằng que thử. Tuy được thiết kế cho người nhưng sử dụng cho thú nuôi cũng khá hiệu quả. Thông thường các xét nghiệm sẽ cho bạn kết quả trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
Điều trị cho chó bị tiểu đường
Chó bị tiểu đường có thể được điều trị được. Hầu hết thú nuôi nếu được phát hiện bệnh sớm, được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị mà không cần phải bị rút ngắn tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên việc điều trị đòi hỏi phải mất một thời gian dài, thậm chí là suốt đời.
Mục đích của việc điều trị là khôi phục lại chất lượng cuộc sống bình thường cho thú nuôi. Bằng cách giữ cho lượng đường trong máu được ở mức bình thường từ 65-120mg/dl và ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà không gây hạ đường huyết.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh và đặc điểm riêng của từng thú cưng. Bao gồm: điều trị bằng insulin, tập thể dục thường xuyên, và điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đầu tiên bạn nên hiểu rõ và nắm được các triệu chứng chó bị tiểu đường đang trải qua. Và đưa ra một chế độ ăn uống phù hợp cho thú nuôi của bạn. Tốt nhất là nên thống nhất mỗi ngày và thay đổi qua mỗi tháng. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho con vật dễ tiêu hoá hơn. Do lượng đường trong chất xơ thấp, bên cạnh đó chất xơ còn giúp kích thích tiết insulin.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý tới thói quen ăn uống của vật nuôi. Do một số thú lại thích ăn nhiều lần trong ngày nhưng đây lại không phải là cách tốt để nuôi một con vật bị tiểu đường. Tốt nhất bạn nên cho thú ăn 2 lần mỗi ngày ngay trước khi tiêm insulin.
Áp dụng tiêu chuẩn đo lường lượng nước cần thiết cho thú mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày một con vật nặng khoảng 4,5kg thì cần 225ml nước để tiêu thụ. Một cách khác để đo lượng nước tiêu thụ là dựa trên số lần uống nước trong ngày. Thường thì không quá 6 lần mỗi ngày sẽ là phù hợp. Nếu vượt quá số lần trên bạn nên thực hiện việc đo lường cụ thể hơn nhé!
Bạn nên biết việc theo dõi những vấn đề trên là rất quan trọng. Bởi với bất kỳ thay đổi nào từ lượng nước, chế độ ăn, trọng lượng, nước tiểu cũng đều là dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát bệnh đang có vấn đề.
Điều trị cho chó bị tiểu đường bằng insulin
Nền tảng để điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu chính là việc tiêm insulin (2 lần/ngày cách nhau 12 giờ). Việc điều trị chó bị tiểu đường bằng insulin có thể được tiến hành tại nhà. Một số lưu ý khi tiến hành điều trị bằng insulin:
- Đọc kỹ thông tin thuốc và nồng độ trên nhãn mác. Tốt nhất là nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sỹ thú y.
- Lựa chọn kim phù hợp với nồng độ của thuốc. Hầu hết vật nuôi sử dụng loại U-100, tức là 100 đơn vị insulin/1 ml chất lỏng.
- Tránh để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Đừng để bị đông lạnh.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Insulin sẽ giảm công dụng nếu chai đã được mở quá 30 ngày. Đặc biệt không sử dụng insulin đã hết hạn.
- Xây dựng một biểu thời gian tiêm đều đặn và hợp lý. Kết hợp tiêm insulin và chế độ ăn uống phù hợp.
Việc tăng luyện tập cơ bắp mỗi ngày cho thú sẽ cải thiện phản ứng cho thú trong việc điều trị bằng insulin. Thời gian thường là 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút, tùy thuộc vào giống chó.
Điều trị một số biến chứng khác của bệnh
Hạ đường huyết: là hiện tượng lượng đường trong máu thấp (dưới 60mg/dl). Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc hạ đường huyết:
- Liều lượng insulin quá cao (do thay đổi trong chế độ ăn, chế độ thể dục…)
- Cung cấp lượng insulin vượt mức (thường do sai sót, sơ ý trong quá trình tiêm thuốc)
Trong trường hợp hạ đường huyết, bạn nên đổ một ít dung dịch đường (xirô ngô, mật ong…) vào các chi. Và xoa vào nướu hoặc dưới lưỡi để giải quyết tạm thời tình trạng bệnh.
Nếu như tình trạng chó bị tiểu đường vẫn không giảm bạn nên đưa chúng đến bệnh viện. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường.
Đục thủy tinh thể: có thể được tiến hành phẫu thuật để phục hồi thị lực. (Việc kiểm soát nồng độ đường trong máu cao sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của đục thủy tinh thể ở thú bị bệnh tiểu đường).
Phòng bệnh tiểu đường cho chó
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và phức tạp. Tuy nhiên cách phòng bệnh lại cực kì đơn giản. Một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì sẽ đảm bảo cho thú cưng của bạn tránh xa được các nguy cơ có thể mắc bệnh tiểu đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét