Làm thế nào truyền dịch cho chó mèo qua tĩnh mạch? Tác dụng của truyền tĩnh mạch là gì? Phương pháp truyền dịch tĩnh mạch được các bác sĩ thú y sử dụng để cấp cứu cho chó mèo. Và để điều trị nhiều bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có chuyên môn tốt. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp truyền cho chó mèo qua tĩnh mạch.
Tác dụng của truyền dịch cho chó mèo qua tĩnh mạch
Dùng một lượng truyền dịch, truyền máu. Hoặc dùng nước để chữa trị với mục đích nhanh chóng hồi phục lại khối lượng tuần toàn khi bị mất nước, mất máu; giải độc, lợi tiêu. Nuôi dưỡng khi chó mèo bị bệnh không ăn uống được. Đây là đường đưa thuốc vào để điều trị bệnh hữu hiệu.
Khi được truyền dịch tĩnh mạch, thuốc trực tiếp phân bố khắp cơ thể theo đường máu. Hiệu quả thuốc được phát huy rất nhanh, tác dụng mạnh. Phản ứng vị trí cắm kim tiêm đau cũng khá nhẹ. Trao đổi chất thuốc rất nhanh, thời gian tác dụng cũng ngắn hơn.
Thuốc trực tiếp truyền vào huyết dịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi đường tiêu hóa cùng những cơ quan khác. Hoặc bị giảm hay mất tác dụng trong khi sử dụng.
Chó mèo bị bệnh có thể chịu được thuốc có tính kích thích mạnh như canxi dạng lỏng, natri clorua 10%. Chứa được một lượng dịch truyền và máu lớn.
Truyền dịch cho chó mèo qua tĩnh mạch
Vị trí để truyền dịch thường là dưới lớp da ở cổ chân trước. Hoặc tĩnh mạch ở mặt ngoài của khuỷu chân sau. Cũng có thể ở tĩnh mạch cổ.
Tiêm ở tĩnh mạch dưới da chân trước là vị trí thường dùng để tiêm cho chó mèo nhất. Tĩnh mạch vị trí này nằm ở mặt trong của cổ chân trước.
Chó mèo có thể nằm nghiêng, nằm ngửa, hoặc đứng yên. Một người có thể giữ chặt từ phần eo sau của chó, để phần da hướng lên và tĩnh mạch lộ ra. Cũng có thể dùng dây thắt garô, để tĩnh mạch nổi lên.
Lưu ý khi tiêm truyền dịch tĩnh mạch cho chó mèo
Người tiêm ở phía trước chó, kim tiêm chọc vào tĩnh mạch cổ chân gần một phần ba. Sau khi đã cắm chính xác đầu kim tiêm vào huyết quản, đầu kim tiêm nối tiếp với ống có thể nhìn thấy máu, lại đâm kim vào ống tĩnh mạch một chút nữa.
Tránh khi chó con lắc mạnh khiến kim tiêm trượt khỏi huyết quản. Tháo đầu buộc garô hoặc ống cao su, rồi có thể tiêm thuốc vào. Điều chỉnh tốc độ truyền dịch. Khi truyền dịch tĩnh mạch, có thể dùng băng dính y tế cố định đầu kim tiêm.
Trong quá trình truyền dịch, khi cần thiết thử rút máu. Xem đầu kim tiêm có còn ở trong huyết quản hay không. Sau khi tiêm xong, dùng bông khô đè lên vết tiêm. Nhanh chóng rút đầu kim tiêm ra, đè toàn bộ phần bông xuống, ngăn chảy máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét