Rất nhiều người không biết tới bệnh vàng da ở chó

Bệnh vàng da ở chó nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nguy hiểm cho thú cưng. Hiện nay, có rất nhiều chủ nhân vẫn còn chưa biết tới căn bệnh này. Longkhanhpets.com sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc chó cưng một cách tốt nhất. Hạn chế tối đa về các rủi ro về bệnh vàng da ở chó có thể gây ra.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh vàng da ở chó

Căn bệnh vàng da ở chó có nguyên nhân chính từ gan. Đó là biểu hiện của tình trạng suy giảm chức năng gan. Điều này khiến cho sắc tố Bilirubin thay đổi hoạt động. Khi bị mắc bệnh này, chú chó nhà bạn sẽ bị trào ngược lượng sắc tố Bilirubin vào niêm mạc và các mô.

Điều này khiến cho miệng, niêm mạc mắt, da… các bộ phận này sẽ chuyển thành màu vàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới bệnh vàng da ở chó. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân cơ bản hay bắt gặp nhất:

  • Trúng độc hóa chất: thuốc sâu, bả chuột dạng Carbon Tetrachloride, thuốc tiêm quá liều phá hủy gan.
  • Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus: viêm gan truyền nhiễm Canine Hepatitis, bệnh Leptospirosis.
  • Ký sinh trùng: bệnh giun tim Heart Worm
  • Hội chứng bệnh Cushing và đái tháo đường diabetes.
  • Khối u hoặc Ung thư.
  • Viêm tụy, sỏi, ung thư hoặc nhiễm trùng.
  • Tắc nghẽn ống mật.
  • Chấn thương.
  • Truyền máu không tương thích.

Bệnh vàng da ở chó là một căn bệnh nguy hiểm, chủ nuôi không nên chủ quan. Rất nhiều trường hợp khi được hỏi về căn bệnh này hầu như đều không nắm bắt được thông tin. Chính vì vậy, trước khi nuôi bất kì một vật nuôi này hãy tìm hiểu thật kĩ về việc chăm sóc thú y cho chúng để tránh những trường hợp đáng tiệc có thể xảy ra.

Triệu chứng bệnh vàng da ở chó

Bệnh vàng da ở chó khiến cún có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn, gầy yếu, sút cân. Chó có thể bị nôn nhiều và tiêu chảy thường xảy ra. Kéo theo đó là dấu hiệu khát nước, uống nhiều nước và nước đái đỏ xẫm màu.

Ngoài ra là biểu hiện sốt, đau vùng bụng. Các tế bào gan bị chết và không thể sản sinh phục hồi thay thế. Khi chó có các dấu hiệu suy giảm chức năng gan nặng thì đã có tới 80% tế bào gan bị chết. Gan trở nên xơ cứng (cirrhosis) gọi là “xơ gan”. Toàn bộ cơ thể bị suy nhược.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn chó bỏ ăn, mệt mỏi, thở gấp. Thể hiện rõ triệu chứng vàng da và niêm mác. Nếu chú chó rơi vào tình trạng thì nguy cơ tử vong rất cao. Tốt nhất nếu chó có những biểu hiện ban đầu nên tới gặp bác sĩ thú để được hỗ trợ.

Chẩn đoán bệnh vàng da của chó

Để có thể chẩn đoán được bệnh vàng da ở chó, bạn cần cung cấp cho bác sĩ toàn bộ thông tin có liên quan tới cún cưng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể lực của chúng cùng với các xét nghiệm chi tiết. Khi đã nắm rõ được tình trạng chó bị bệnh vàng da thế nào sẽ đưa ra các phường pháp điều trị phù hợp.

Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp những thông tin rất giá trị cho việc chẩn đoán ban đầu. Các xét nghiệm công thức máu có thể chỉ thấy những thay đổi trong cấu trúc RBC, những thay đổi liên quan đến tình trạng nền như thiếu máu nặng, ký sinh trùng đường máu và mức tiểu cầu (tế bào tham gia vào quá trình đông máu) thấp bất thường .

Trong khi đó, xét nghiệm hóa sinh có thể cho thấy mức men gan cao bất thường do tổn thương gan. Và phân tích nước tiểu sẽ cho thấy nồng độ Bilirubin trong nước tiểu cao bất thường. Các xét nghiệm tia X sẽ giúp xác định cấu trúc và kích thước của gan, cơ quan trung tâm trong bệnh này. Các xét nghiệm X quang này thường phát hiện tình trạng gan to, cho thấy sự hiện diện của một khối hoặc khối u, sự phì đại của lá lách trong một số trường hợp và các vật lạ.

Chụp X quang ngực có thể cho thấy tình trạng di căn nếu khối u là nguyên nhân. Siêu âm cũng sẽ được thực hiện để bác sĩ thú y có thể đánh giá chi tiết cấu trúc gan, giúp phân biệt bệnh gan với tình trạng tắc nghẽn đường mật, cũng như phân biệt khối u với tắc nghẽn cơ học.

Bên cạnh đó còn có nhiều xét nghiệm cụ thể hơn để chẩn bệnh vàng da ở chó. Tuy nhiên, tất cả cũng cần phải dựa vào phân tích những nguyên nhân cơ bản được trình bày ở trên. Bác sĩ thú y có thể lấy một mẫu mô gan để đánh giá chi tiết hơn căn bệnh vàng da ở chó. Các mẫu mô gan có thể được lấy qua kim hoặc trong khi phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bệnh vàng da

Việc điều trị vàng da ở chó phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của bệnh.

  • Trong trường hợp ung thư: hóa trị có thể được sử dụng để giảm kích thước khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.
  • Đối với chó bị bệnh gan: có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc có thể làm giảm viêm và sẹo.
  • Trường hợp bị thiếu máu: truyền máu có thể là giải pháp tốt nhất.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn: kháng sinh là rất cần thiết, góp phần tăng sức đề kháng, giúp cún mau
    khỏe hơn.

Lưu ý khi chăm sóc cho chó bị vàng da

Khi phát hiện chó bị bệnh vàng da, cần chú ý chăm sóc chúng cẩn thận. Đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống hợp lý, cho uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi thường xuyên sẽ giúp chó của bạn trong suốt quá trình chữa bệnh.

Không cho chó sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý rõ ràng của bác sĩ thú y. Đặc biệt là thuốc giảm đau được cho là độc hại đối với gan trong tình trạng này. Vì gan là cơ quan trung tâm của quá trình trao đổi chất, nên có thể xảy ra ngộ độc trong các trường hợp suy gan.

Chó bị suy gan cần được chăm sóc ở nhà cực kỳ cẩn thận do sự bất ổn vốn có của tình trạng này. Những con vật này có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Nếu bạn thấy thú cưng bị chảy máu, hãy lập tức gọi bác sĩ thú y để được giúp đỡ. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ thú y nếu thấy phân hoặc nước tiểu của chó đổi màu.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó con đầy đủ

Để phòng bệnh vàng da ở chó tốt nhất bạn nên tiêm phòng cho chó đầy đủ. Thực hiện theo đúng lịch và chu kỳ mà bác sĩ chỉ định. Tránh trường hợp dù đã tiêm phòng nhưng lại không mang lại hiệu quả vì lệch ngày.

Thông thường, chó con cần tiêm phòng dịch sau khi mua khoảng 1 tuần. Bạn nên đem cún đến nhà bác sĩ thú y để kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho cún con. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyền nhiễm như bệnh: Care, Parvo, Lepto, Dại… Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.

Hằng năm, tại trung tâm y tế tại các khu dân cư đều tổ chức tiêm vacxin định kì cho vật nuôi. Bạn có thể để đưa thú cưng của mình đi tiêm tại những địa điểm này. Nếu không bạn có thể đưa cún đến các cơ sở thú y để tiêm trực tiếp. Lưu ý, trước khi tiêm vacxin cần tẩy giun cho cún trước từ 3 – 4 tuần. Tránh tuyệt đối tẩy giun và tiêm vacxin đồng thời, vacxin được tiêm sẽ không có tác dụng.

Kiểm soát chế độ ăn của chó

Bạn cũng có thể phòng tránh bằng cách kiểm soát thức ăn cho chó. Không cho cún con ăn phải thức ăn ôi thiu, có độc. Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng: Protein, béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Nên cân bằng dinh dưỡng cho chó để chúng có thể phát triển ổn định.

Không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ. Đặc biệt chú ý tới các loại thực phẩm nguy hiểm cho chó , thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc thức ăn của loài vật khác. Nó có thể chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư và dị ứng chó chó yêu. Đặc biệt, những loại thức ăn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan của chó cưng. Hãy cẩn thận nhé.

Tốt nhất nên cho ăn khoảng 3 – 4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch, luôn đầy đủ. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn: bát, đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà phòng.

Tẩy giun sán cho chó định kỳ

Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc…Nên cho uống thuốc phòng bệnh giun tim từ 4 tháng tuổi. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc tẩy giun cho chó của các thương hiệu uy tín  tại Longkhanhpets.com. Tại đây có tất cả thuốc tẩy giun cho chó ở mọi lứa tuổi. Phù hợp với tất cả các giống chó khác nhau như Poodle, Alaska, Becgie…

  1. Zantel: áp dụng cho tất cả các giống chó. Trị giun sán, giun đũa, giun móc, giun kim và giun kí sinh ở phạm vi rộng, giun tròn và sán dây trong cơ thể chó và mèo. Có thể dùng kèm với thức ăn hoặc cho dùng cho vật nuôi khi đói để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  2. Bayer: điều trị nhiễm giun tròn trên chó con dưới 1 năm tuổi như: Giun đũa: Toxocara canis, Toxascaris leonina, Giun móc: Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala, giun tóc Trichuris vulpis.
  3. Heartgard Plus: tiêu diệt ấu trùng giun móc để phòng ngừa bệnh giun móc, chữa trị và ức chế giun đũa (giun đũa Toxocara) và bệnh giun móc (giun móc sợi, giun móc đầu dẹt).

Ngoài việc chăm sóc thú cưng đúng cách và phát hiện kịp thời các dấu hiệu lâm sàn cần thực hiện các xét nghiệm về gan. Kết quả về chức năng và men gan có thể xác định được chú chó đó có bị bệnh hay không. Cần phát hiện sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao.

Hy vọng, với những thông tin về bệnh vàng da ở chó này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc chú cún của bạn luôn khỏe mạnh.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn