Cách chăm sóc chó con tách mẹ là điều mà rất nhiều chủ nhân quan tâm. Tuy là những tiểu tiết nhỏ nhặt nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen, tính cách và đặc biệt là sức khỏe của chó cưng sau này. Đặc biệt là, giúp cún con thích nghi với môi trường sống mới không có mẹ. Làm quen với thức ăn thay vì sữa mẹ. Bạn nên cân nhắc về thời điểm thích hợp khi chó con cai sữa và chuẩn bị sẵn sàng rời xa mẹ chúng để đến với một cuộc sống mới.
Nếu bạn thực hiện tốt những điều này, chắc chắn chó con sẽ ăn uống ngon miệng và lớn phổng lên trông thấy. Hãy cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nên cho chó con tách mẹ cai sữa khi nào?
Theo các bác sĩ thú y, chó con tách mẹ cai sữa và có thể tự ăn được khi chúng 4 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, chúng chỉ có thể ăn những thức ăn mềm. Có thể là đồ ăn tự nấu hoặc pate đóng hộp. Bởi những chú cún con sẽ chỉ liếm chứ không cố gắng nhai.
Không nên tách rời chó con khỏi mẹ khi chúng chưa được 4 tuần tuổi. Bởi ở độ tuổi này chó con vẫn phụ thuộc vào sữa mẹ. Nếu tách mẹ quá sớm, bạn sẽ phải làm công việc đó thay cho chó mẹ. Chó con cần được cho bú vài giờ một lần.
Cún con có thể ăn thức ăn hạt cho chó khi chúng được 6 hay 7 tuần tuổi. Nếu cho chó ăn thực phẩm khô, bạn nên trộn thực phẩm với nước để chúng trở nên mềm hơn.
Nên tách đàn chó con khi nào?
Chó con nên sống cùng với mẹ của chúng cho đến khi chúng được ít nhất 2 tháng tuổi. Quan điểm này được các chuyên gia ủng hộ. Theo đó, những chú chó ở cùng với mẹ chúng trong khoảng thời gian ít nhất 60 ngày sẽ có những biểu hiện về hành vi tốt hơn những chú chó còn lại.
Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành, chó con tách mẹ đúng lúc sẽ có xu hướng ít sợ hãi. Ít có tính sở hữu thực phẩm và đồ chơi. Cũng như ít sủa hơn những chú chó con bị tách rời khỏi mẹ của chúng khi chúng chỉ mới 30 hay 40 ngày tuổi.
Những nguy cơ khi tách chó con khỏi mẹ sớm
Chó con tách mẹ sớm thường gặp vấn đề tâm lý. Ngoài ra cũng sẽ có những vấn đề liên quan đến việc phát triển của cún. Theo AKC, giai đoạn cai sữa, chó con rất dễ bị bệnh cũng như gặp những vấn đề về sức khỏe. Do đó, chó con cai sữa khi nào và thời điểm tách mẹ cũng rất quan trọng.
Lý do chính là vì chúng không còn được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà chỉ có ở sữa mẹ. Nếu bị tách mẹ quá sớm, chúng sẽ gặp một số nguy cơ về sức khỏe về việc không nhận được đầy đủ các kháng thể cần thiết.
Việc nắm rõ nên cho chó con cai sữa khi nào sẽ giúp chúng chuẩn bị tốt nhất khi về nhà mới. Chó con bị tách đàn trước 8 tuần tuổi có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Chúng có thể trở nên hung dữ quá mức, quậy phá, khó bảo hoặc quá hiền lành.
Chó con cần được tiếp xúc để làm quen con người. Cho dù đó có phải là chủ nhân mới của chúng hay không. Chó con không được tiếp xúc với người thường xuyên sẽ rất khó huấn luyện. Chúng thường cảnh giác quá mức với con người.
Việc huấn luyện để hòa đồng với xã hội trong giai đoạn này là rất quan trọng. Đặc biệt là chó trong độ tuổi 8-16 tuần tuổi. Nếu được tiếp xúc thường xuyên với người và động vật khác, chó sẽ trở nên thân thiện hơn.
Các trường hợp đặc biệt khi tách chó con khỏi mẹ
Trong một vài trường hợp, chó con tách mẹ từ sớm có thể có tác động tích cực. Ví dụ như trường hợp một chú chó đi lạc. Trong khoảng thời gian giữa bốn đến bảy tuần tuổi, chó con dần gia nhập vào “giai đoạn chồng chéo”.
Đây là một giai đoạn để chó con hòa đồng và học hỏi những tín hiệu từ những chú chó khác xung quanh chúng về thế giới, bao gồm cả loài người. Những nàng chó mẹ đi hoang vốn sợ người thì cũng dạy cho chó con của nó biết sợ con người.
Chó con tách mẹ thời điểm đó có thể sẽ là cách duy nhất để thuần hóa chúng và khiến chúng trở thành vật nuôi trong nhà. Dù vậy, nếu như bạn đang cố gắng giải cứu những chú chó con và tìm cho chúng một ngôi nhà tốt. Bạn nên cân nhắc kỹ càng để lựa chọn ra cách nào nhân đạo hơn. Bởi thật không may, những chú chó con bị tách rời khỏi mẹ từ sớm có xu hướng trở thành những chú chó dễ bị kích động hơn những chú chó khác.
Thực hiện chế độ ăn đúng giờ sau khi tách mẹ
Những chó con tách mẹ trong độ tuổi từ 1 – 2 tháng tuổi. Thậm chí có những chú chó sơ sinh vừa đẻ ra đã mất mẹ. Trong trường hợp này tốt nhất là thực hiện ghép đàn cho chúng để tăng tỷ lệ sống xót.
Còn đối với những chú chó tách mẹ bạn cần lưu ý trong việc ăn uống. Bạn nên cho chó con ăn đúng giờ. Đây là điều kiện giúp tạo lập một thói quen tốt cho chú chó nhà bạn. Thực hiện việc này thường xuyên sẽ làm chú cún nhà bạn luôn ý thức được giờ ăn. Dù có ham chơi hay đang có điều gì đó sảy ra thì chúng vẫn luôn biết tìm đường về nhà để ăn cơm. Hoặc đôi khi bạn quên mất, chúng có thể nhắc nhở bạn.
Chăm sóc chó con tách mẹ trong khi ăn
Thức ăn của chó con tách mẹ phải luôn ấm nóng. Tốt nhất là bằng với nhiệt độ cơ thể của chó con. Điều này tốt cho hệ tiêu hóa của chúng hơn. Đồng thời tránh được những căn bệnh như viêm đường ruột cấp tính ở chó hay tiêu chảy. Hoặc các bệnh nguy hiểm hơn thường gặp ở chó con trong giai đoạn từ 2 – 6 tháng như Care ở chó và Pravo ở chó . Độ tuổi này mới bắt đầu có thể tiêm phòng cho chó con nhưng chưa thể có hiệu quả ngay nên chó con rất dễ mắc bệnh.
Thức ăn lạnh có thể làm bụng của chó con không thể hấp thu được. Lạnh bụng gây đau bụng, chó bị tiêu chảy . Tình trạng tiêu chảy là hay phổ biến nhất. Nếu không biết cách điều trị chắc chắc chó con sẽ bị chết. Chủ nuôi cần cực kỳ chú yếu điều này.
Trong vòng 10 – 15 phút chó con không ăn hết cần phải dọn đi. Nhiều người nuôi chó có thói quen là cứ cho ăn nhiều, ăn đầy và chán thì thôi. Có khi thừa thức ăn mà chó không ăn hết là để lại, không đổ đi. Thật tai hại khi những chỗ thức ăn này sau vài tiếng bị ôi thiu. Nó sẽ sinh ra các mầm mống bệnh tật. Lúc này thực sự nguy hiểm và có hại cho sức khỏe của chó con. Phải thường xuyên cho chó uống nước sạch trong bát ăn riêng để chó không bị tiêu chảy hoặc viêm đường ruột.
Lựa chọn thức ăn cho chó con phù hợp
Chó con tách mẹ đang trong độ tuổi ăn và lớn, việc cho chúng ăn gì rất quan trọng. Thức ăn nên trộn đặc sền sệt cho dễ ăn. Tuyệt đối không cho ăn thức ăn dạng lỏng. Vốn dĩ hệ tiêu hóa của cún con lúc này còn đang yếu. Tốt nhất là bạn nấu cơm nát với thịt, rau có đầy đủ chất dinh dưỡng thì chó sẽ ăn ngon miệng hấp thụ một cách tối đa và nhanh lớn.
Sử dụng thức ăn khô và pate cho chó cũng là một cách chăm sóc chó con mới sinh hiệu quả và tiện lợi. Việc này tiết kiệm thời gian hơn tự nấu và chế biến rất nhiều. Loại thức ăn này hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa của chó con. Bạn nên cho chó con ăn từ từ để làm quen dần.
Không cho chó ăn xương ống gia súc, gia cầm, chim. Ăn xương ống hay bất kỳ một loại thức ăn nào đó khô và cứng rất dễ gây hóc. Vụn xương có thể làm thủng ruột của chó rất nguy hiểm. Thay vì đó bạn có thể mua xương gặm, bánh thưởng cho chó để cải thiện tình hình. Răng cún con cũng sẽ khỏe và chắc chắn hơn khi nhai chúng.
Nghỉ ngơi là cách chăm sóc chó con hữu hiệu
Sau khi ăn, chó cần được nghỉ ít nhất là 1 giờ. Dù bạn có muốn dắt chó đi dạo hay bắt chúng làm việc gì đó thì tốt nhất là bạn cũng nên chờ cho chúng nghỉ ngơi một thời gian. Bắt chúng vận động sau khi ăn xong là một điều tai hại. Nó gây ảnh hưởng đến cái dạ dày của chó con. Thậm chí chúng sẽ bị trớ và nôn hết thức ăn ra ngoài.
Để có cách chăm sóc chó con tách mẹ bạn cũng cần phải quan tâm tới chúng. Giúp chúng cai sữa bằng cách hạn chế tiếp xúc với chó mẹ. Bổ sung canxi cho chó để chống còi xương, bệnh tật. Ngoài ra, ở độ tuổi này chúng cũng khá nghịch ngợm. Bạn nên mua đồ chơi cho chó con để chúng không phá phách mọi thứ xung quanh.
Dành nhiều thời gian vui chơi cho chó con
Chó con có thể nhận được rất nhiều kinh nghiệm tích cực từ những con chó không phải là anh chị em của nó. Khi chó con đến ngôi nhà mới sẽ là rất tốt nếu thiết lập giờ chơi cho nó giúp khuyến khích phát triển các mối quan hệ lành mạnh giữa những con vật với nhau cũng như chó con với chủ mới của nó.
Khi chó con chơi đùa cùng nhau, chúng sẽ học hỏi từ những con chó xung quanh. Chúng nắm được phải kiềm chế không cắn lung tung, hay kiên nhẫn chờ đến bữa ăn. Việc vui chơi cũng giúp chó con rèn luyện sức khỏe và duy trì bản năng của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét