PHÒNG KHÁM THÚ Y HÒA HÒA

Phòng Khám Thú Y Hòa Hòa là địa chỉ khám chữa bệnh chó mèo ở Long Khánh đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về cơ sở vật chất và đảm bảo chất lượng. Đây là phòng khám nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía chủ của chó mèo.
  • ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ

    • Chúng tôi đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như chăm sóc tại nhà, cấp cứu 24/24, tiêm phòng, xét nghiệm, chụp x-quang và khám chữa bệnh nội - ngoại khoa...
  • HỖ TRỢ THÂN THIỆN

    • Các nhân viên không chỉ cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề về thú cưng mà còn tạo ra không gian thoải mái và chân thành cho mọi người.
  • HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    • Cung cấp cho chủ nhân và thú cưng của họ một môi trường thân thiện và thoải mái, các sản phẩm chất lượng và dịch vụ chăm sóc thú cưng tốt nhất.

    CẤP CỨU 24/24

    CHĂM SÓC TẠI NHÀ

    TIÊM PHÒNG

    KHÁM CHỮA BỆNH NỘI-NGOẠI KHOA

    XÉT NGHIỆM MÁU-XQUANG

    LƯU CHUỒNG ĐIỀU TRỊ

10 bệnh thường gặp ở chó mà người nuôi cần biết

Bạn có biết các bệnh thường gặp ở chó là gì hay không? Nếu đang nuôi một chú chó, bạn nên tìm hiểu kỹ các bệnh này để có nhưng biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời. Hầu hết các bệnh đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Trong bài viết dưới đây, Longkhanhpets.com sẽ giới thiệu một số căn bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chó cưng.

Các bệnh thường gặp ở chó con do kí sinh trùng gây ra

Ký sinh trùng là một trong các bệnh thường gặp ở chó. Bệnh không phân biệt giống chó, độ tuổi, kích cỡ. Nguyên nhân gây bệnh là môi trường sống không được sạch sẽ. Hoặc có thể bị lây lan từ con này sang con khác. Kí sinh trùng thường gặp ở chó nuôi thành đàn. Chó tại các trại nhân giống, cửa hàng thú cưng hoặc bệnh viện. Cần theo dõi để loại bỏ sớm, không để kí sinh trùng sinh sôi nảy nở sẽ rất khó điều trị.

Chó con từ 2 đến 7 tháng tuổi có nguy cơ mắc ký sinh trùng nhiều hơn chó trưởng thành. Vì một phần ở đội tuổi này, chó con rất hiếu động, nghịch ngợm. Và không biết tự chăm sóc cho bản thân. Chúng giống như những đứa trẻ mới lên 5 vậy. Chính vì vậy bạn cần hết sức lưu tâm tới chúng.

Ghẻ là một trong các bệnh thường gặp ở chó

Ghẻ là bệnh rất dễ mắc phải nếu bạn không thường xuyên chăm sóc và tắm cho chó. Nhất là chó nuôi ở nơi có điều kiện vệ sinh không tốt. Có rất nhiều cách chữa trị ghẻ như dùng các loại lá cây có tính chất diệt ký sinh trùng như lá xoan, lá ổi… Hay có thể dùng dung dịch chứa dầu khoáng.

Nhiều người chữa ghẻ bằng cách tiêm thuốc trị trực tiếp vào cơ thể chó. Biện pháp này thực sự không nên làm vì có thể ve rận sẽ chết hết. Nhưng chó nhà bạn lại có nguy cơ mắc một số các bệnh về gan rất cao. Ghẻ, ve, rận, bọ chét, các loại nấm ghẻ… không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của chó mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp. Bệnh khiến cho chó bị ngứa ngáy khó chịu, lở loét. Nếu để về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe của chó. Chính vì thế, nếu chó bị ghẻ các bạn nên chữa trị kịp thời.

Các bệnh viêm ruột ở chó

Bệnh viêm ruột ở chó thực sự là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngay cả với những người nuôi chó lâu năm. Đây là các bệnh thường gặp ở chó và rất khó chữa, một số bệnh khi mắc phải gần như 90% là tử vong. Môt số bệnh về đường ruột ở chó thường gặp như bệnh tiêu chảy, bệnh Pravo, chó bị Care … Những bệnh này rất dễ lây lan và rất khó chữa. Một số nguyên nhân gây các bệnh đường ruột ở chó:

  • Do virus: Parvovirut, virut gây bệnh carê, virut viêm gan truyền nhiễm…
  • Do vi trùng: E.coli, Leptospira, Salmonella.
  • Do ký sinh trùng.
  • Do chó bị nhiễm nấm.
  • Do dị vật không tiêu hoá được.
  • Do ăn phải chất độc.
  • Và nhiều nguyên nhân khác.

Bệnh ung thư ở chó

Tương tự như con người, ung thư là một trong các bệnh thường gặp ở chó nguy hiểm nhất. Tuy nhiên trước đây người ta không chú ý đến nó. Thời gian gần đây, căn bệnh này mới được quan tâm nhiều hơn. Bệnh ung thư ở chó có giai đoạn phát triển tương tự ung thư ở người.

Tuổi thọ trung bình của chó tăng lên kéo theo tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Những khối u to lên theo thời gian bởi những tế bào có bộ gen lạ hoặc là một sự tăng sinh đột biến của mô. Nếu chó bị mắc bệnh này, thì thường có những biểu hiện chó bị sốt, giảm cân nhanh, và bỏ ăn. Lúc này bạn cần đưa chó đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức nếu như có những biểu hiện trên.

Bệnh dại ở chó

Bệnh dại có thể coi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở chó. Trong giai đoạn thập niên 80- 90, số lượng chó mắc bệnh dại tương đối nhiều. Virus gây bệnh dại có trong nước miếng trên vết thương do động vật bị dại gây ra. Virus gây bệnh có thể tồn tại trong sữa, máu và dịch cơ thể của động vật. Bệnh có thể lây sang mèo, người và các động vật khác. Nhưng trong những năm gần đây, Tại Việt Nam, căn bệnh này đã được khống chế rất nhiều vì các chính sách bắt buộc tiêm phòng dại cho chó mèo trên toàn quốc.

Bệnh thường gặp ở chó về tim mạch

Đối với các giống chó nhỏ đẹp như chó Phốc, chó Chihuahua, chó Nhật… thường hay gặp các bệnh có liên quan đến tim mạch. Hệ tuần hoàn máu và hệ thống tim mạch luôn được vận động, tuần hoàn nhanh, tim đập nhanh.

Bạn cần đặc biệt lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho chó. Hãy tránh cho các bé ăn những loại thức ăn cho chó có nhiều dầu mỡ. Ngăn ngừa và giảm lượng cholesterol trong máu. Giúp tim vận động khỏe mạnh, tránh được nguy cơ sơ vữa động mạch.

Chó thường bị bệnh béo phì

Các giống chó nhỏ nuôi trong nhà với vẻ thông minh đáng yêu, giá cũng rẻ thường ăn ít. Tuy nhiên nếu bạn không chú ý để tâm đến chế độ dinh dưỡng, lạm dụng thức ăn cùng với những loại thức ăn giàu chất béo và chó lại ít vận động dễ bị mắc chứng bệnh béo phì. Khi chó bị béo phì thì sẽ kéo theo nhiều căn bệnh gây nguy hại cho sức khỏe của chó. Trong đó có bệnh tim.

Chó Becgie, Alaska thường bị bệnh về xương khớp

Hệ xương khớp của chó Becgie, Alaska, Phú Quốc, Rottweiler… thường hay vận động nhiều. Chính vì thế, bạn cần bổ sung cho chúng những thức ăn có đầy đủ canxi. Việc bạn cho ăn các thức ăn có quá nhiều axit béo dễ làm cho hệ xương bị xốp, thấp khớp. Mua các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung canxi cho chó tại đây .

Và về lâu dài rất có thể bị gãy xương chân trong khi vận động nhanh và mạnh hơn so với bình thường. Một biện pháp khắc phục tình trạng này là bạn nên dẫn cún đi dạo thường xuyên. Nhưng đừng để cún con bị mệt quá sức nhé.

Chó Poodle, Chuahua thường bị bệnh về răng miệng

Các bệnh thường gặp như chó bị sâu răng , hôi miệng, nha chu, viêm chân răng… Thường thì khoảng 12 – 16 tháng bạn nên mang chó đi chăm sóc răng cho cún một lần nhé. Hơn nữa, bạn không nên cho chó ăn xương động vật có kích thước lớn, và cứng. Vì rất dễ bị hóc và hỏng răng. Nên chăm sóc răng miệng cho chó thường xuyên. Có thể làm theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y. Sử dụng kem đánh răng và bàn chải chuyên dụng cho chó mua tại Longkhanhpets.com.

Các giống cho nhỏ dễ mắc các bệnh về hô hấp

Thường thì các giống chó nhỏ này không chịu được lạnh. Rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ví dụ như bệnh ho cũi chó, viêm phổi, viêm phế quản. Hơn nữa, ở một số giống chó nhỏ lông ngắn tại Việt Nam thường có cái mũi ngắn. Chúng thường thở khò khè khi ngủ hay vận động nhanh. Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh mắt và mũi cho cún cưng nhé.

Trên đây là một số trong các bệnh thường gặp ở chó mà bạn nên biết để có những cách phòng ngừa hay điều trị kịp thời. Trong các bài tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về từng loại bệnh đó một cách cụ thể và chi tiết hơn nhé!

Share:

Cách tắm, chải lông và chăm sóc chó Samoyed

Cách chăm sóc chó Samoyed có sự khác nhau giữa các mùa trong năm. Với bộ lông dày 2 lớp, mùa hè thực sự rất đáng sợ. Thời tiết vào mùa hè rất nóng nực, khó chịu. Làm thế nào để chú chó Samoyed cảm thấy mát mẻ hơn trong những ngày như thế.

Bạn có biết chăm sóc lông chó Samoyed thế nào là đúng cách? Những chú chó Samoyed tuyệt đẹp có bộ lông màu trắng tuyết hết sức đáng yêu. Nhưng nếu không biết cách tắm và chăm sóc lông chó, bộ lông sẽ nhanh chóng xấu đi. Đó thực sự là điều không một người chủ nào mong muốn khi mua chó Samoyed . Hãy cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu cách chăm sóc chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Các vấn đề thường gặp khi chăm sóc chó Samoyed

Chó Samoyed trên cơ thể không có tuyến mồ hôi. Việc thường xuyên tắm rửa có thể sẽ rửa trôi chất dầu trên lông, dễ tạo thành điều kiện thuận lợi để vi khuẩn thâm nhập. Có thể thường xuyên chải lông cho Samoyed tránh bị rối. Bộ lông mượt mà, thông thoáng sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn cũng nên tham khảo một vài cách chăm sóc lông cho chó Samoyed để lông chúng không bị khô, xơ.

Việc chảy nước dãi vào mùa hè là điều không tránh khỏi. Đây là cách để chúng tản nhiệt. Đặc biệt là sau khi vận động, càng thường xuyên có hiện tượng này. Đây là một hiện tượng tự nhiên, không cần thay đổi thói quen của chúng. Có thể bổ sung thêm nước cho những chú cún để cân bằng nhiệt tốt hơn.

Mùa hè có thể làm sạch lông phần đế chân, phần bụng để giúp chúng tản nhiệt. Lưu ý khi cắt lông, tránh cắt quá ngắn. Lông còn có tác dụng ngăn cản tia cực tím bảo vệ da cho cún cưng. Hơn nữa nếu cạo sạch lông một cách không thích hợp, chúng sẽ buồn bực không vui. Đôi khi là cảm thấy xấu hổ không dám gặp người khác. Nặng hơn còn có thể bị chứng trầm cảm.

Tại sao cần chăm sóc lông chó Samoyed

Cách nuôi và chăm sóc chú Samoyed khỏe mạnh cho tới khi trưởng thành đôi khi cũng khá vất vả cho chủ nhân. Thân hình chúng khá to, bộ lông lại khá dày. Tuy nhiên bạn có thể mang chú cún tới các Pet Shop chuyên về các dịch vụ tắm cho chó , cũng như cắt tỉa lông cho chó . Cách chăm sóc chó Samoyed con thì dễ dàng hơn. Lông mềm gọn nhẹ, thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu.

Với những giống chó như Cocker, Alaska, Husky hay Samoyed… thì vẻ đẹp của chúng nằm ở bộ lông mà chúng sở hữu. Đây là những giống chó có bộ lông rất dài và dày. Do đó để duy trì vẻ đẹp của bộ lông khá phức tạp. Với bộ lông trắng tuyết của Samoyed, nếu không biết cách chăm sóc, lông sẽ bị xỉn màu rất nhanh và mất đi độ bóng mượt. Điều này có liên quan trực tiếp đến cách bạn tắm gội và chăm sóc lông cho chúng.

Nên dắt chó ra ngoài đi dạo vào buổi sáng hoặc chiều tối khi ánh nắng đã dịu mát.

Cách tắm cho chó Samoyed

Việc dội nước lạnh để làm sạch cơ thể có thể đúng với bạn nhưng với chú chó Samoyed thì không tốt chút nào. Nếu sau khi ra ngoài về, có thể dùng khăn ướt lau chân. Dùng khăn khô lau cơ thể là sẽ sạch. Tuy không thường xuyên tắm rửa, nhưng chủ nhân vẫn cần chú ý chăm sóc cho chúng.

Đối với chó, không phải cứ tắm nhiều là tốt nhất. Bên ngoài cơ thể chúng có một tầng dầu rất quan trọng. Nếu nuôi chó ở nơi trong lành và ít bụi bẩn, bạn có thể tắm cho chó Samoyed mỗi tháng một lần. Trong khi đó ở Việt Nam, môi trường rất ẩm ướt và nóng. Do đó nên tắm 2-3 lần trong 1 tháng.

Chăm sóc chó Samoyed là điều tốt, nhưng tại sao không nên tắm cho chó Samoyed quá nhiều? Vì trên bề mặt da của chó luôn có một lớp dầu. Là một lớp màng giúp bảo về lông và làm lông mượt hơn. Nếu tắm quá nhiều thì vô tình bạn đã làm bề mặt da chó mất đi lớp chất dầu bảo về da và lông ấy. Điều này có thể khiến lông chó bị khô ráp quá mức. Lông dễ gãy hoặc rụng, nặng hơn có thể bị viêm nấm da.

Với sữa tắm cho chó, bạn nên dùng những loại dầu tắm chuyên dụng với độ PH càng thấp càng tốt. Do chó Samoyed có bộ lông chia làm 2 lớp riêng biệt. Lớp bên ngoài có cấu trúc khá cứng, thô ráp hơn, lớp bên trong mềm mượt và ngắn hơn.

Chải lông cho chó Samoyed đúng cách

Chó Samoyed thường thay lông 1-2 lần mỗi năm. Vào thời điểm này, bạn nên chăm sóc chó Samoyed bằng cách chải lông 1-2 lần mỗi ngày để loại bỏ bớt lông rụng. Những ngày còn lại, bạn có thể chải lông 3 ngày 1 lần là được, không nên chải lông quá nhiều.

Không nên chải lông khi bị ướt hoặc khi quá hanh khô. Cách tốt nhất là dùng bình xịt dạng sương để tạo độ ẩm. Khi chải thì lông của chó Samoyed sẽ không bị gãy. Cách này cũng có thể áp dụng với các giống chó lông xù khác.

Dùng lược thưa vừa phải, chải ngược từ đuôi lên đến đầu theo chiều ngược với chiều lông mọc. Việc này có tác dụng lấy bớt đi những sợi lông đã rụng nhưng vẫn sót trên người chó. Lưu ý chải hết sức nhẹ nhàng để tránh làm rụng lông nhé. Sau đó, chải xuôi theo chiều lông mọc để tạo độ mượt. Đồng thời tạo dáng cho lông được đẹp. Không làm lông bị vón và xoắn vào nhau. Cuối cùng là chải lông ở 4 chân và ở phần mặt của chó Samoyed.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Các cách chăm sóc chó Samoyed rất đa dạng, trong đó việc vệ sinh răng miệng khá quan trọng. Việc này giúp hết hôi miệng, sâu răng và loại trừ các mảng bám từ thức ăn. Đánh răng rửa mặt cũng là hành động cần thiết. Chó con không thích đánh răng, nhưng chủ nhân cần chú ý làm sạch khoang miệng cho chúng. Có thể trước khi đi ngủ buổi tối dùng vải xô chà lên răng của chúng, để tránh sâu răng và có mảng bám răng.

Lưu ý là cần rửa tai và mắt cho chó yêu. Khi rửa tai có thể nhỏ thuốc nhỏ tai chuyên dụng. Bạn nên dùng tay nhẹ nhàng day day. Nên sử dụng 2 – 3 ngày một lần. Mắt cũng như vậy, dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước cất để làm sạch. Chó Samoyed mũi ngắn, lông trên mặt dễ đâm vào mắt. Do vậy, càng cần làm sạch mắt thường xuyên.

Ngoài ra cần lưu ý đề phòng ve, rận cho chú chó Samoyed mỗi khi ra ngoài. Có rất nhiều sản phẩm thuốc nước trên thị trường. Tốt nhất là chọn loại phù hợp, nên nhỏ lên phần cổ gáy vì có khi Samoyed liếm phải thuốc sẽ có hại cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về cách tắm, chải lông và chăm sóc chó Samoyed đúng cách, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn mỗi khi chăm cho chú cún yêu nhà mình .

4.9/5 – (67 bình chọn)

Share:

Hướng dẫn kinh nghiệm cắt đuôi chó con an toàn

Cắt đuôi chó con thế nào cho an toàn tuyệt đối, không làm chó bị đau hay để những di chứng về sau này. Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc gửi về cho bác sĩ thú y. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cắt đuôi cho chó con. Nó cũng có thể áp dụng cho các giống chó lớn, chó trưởng thành, các giống chó nhỏ như Poodle, Phốc, Rottweiler, Chihuahua…

Những điều liên quan đến việc cắt đuôi ở chó

Trên thực tế có rất nhiều những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhiều người chỉ quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ cho rằng đây là một việc làm quá tàn nhẫn. Nhưng lại có nhiều người cho rằng đây là một việc làm có ích cho chó. Nếu để chó có chiếc đuôi dài như vậy thì rất bất tiện. Vậy chúng ta cần điểm qua một vài thông tin trước khi thực hiện việc này.

Tố tạo tính cách

Đối với một bộ phận các chú chó, việc cắt đuôi hợp lí giúp chúng ngăn chặn một số rủi ro. Có tác dụng làm cho chó không còn nhút nhát hoặc có các tâm trạng tiêu cực khác trong quá trình huấn luyện. Tố tạo và tính cách hoá cho chúng trở nên mạnh mẽ, dũng cảm hơn.

Ngăn ngừa tổn thương

Những loài chó như chó Dobermann, chó Cocker Spaniel, Corgi hay Poodle, nếu chúng không được cắt đuôi, đuôi quá dài sẽ khiến chúng bị quất vào những bụi rậm, cầu thang dẫn đến gẫy xương. Cắt đuôi một cách hợp lí có thể giúp chó ngăn ngừa được tổn thương, giảm tỉ lệ mắc bệnh ở đuôi.

Môi trường vệ sinh bắt buộc

Hiện nay hầu hết các chú chó đều sống chung với con người. Vì thế môi trường vệ sinh là một vấn đề rất quan trọng. Đuôi của chó bình thường hay chạm sàn nhà, rất dễ bị các bệnh nấm. Hơn nữa khi đi ngoài, đuôi của chúng chạm vào phân, khiến virus dễ dàng bám lại.

Cuộc thi của các giống chó

Có những cuộc thi quy định phải cắt đuôi cho chó, nếu không sẽ không có tư cách thi. Nếu những chú chó như Rottweiler, Dobermann…có đuôi thì trong cuộc thi rất dễ dàng khiến chó đối phương biết được trạng thái của mình.

Để làm đẹp

Corgi vốn có một chiếc đuôi nho nhỏ và dài, mọi người cắt chúng đi vì mỹ quan của mình. Họ cho rằng những chiếc mông tròn, bông nhìn thú vị hơn. Cũng có một số chú chó làm phẫu thuật để làm vểnh tai, Dobermann còn có phẫu thuật cắt chỉnh hình tai… tất cả những cuộc phẫu thuật này đều được làm với mục đích cho chó của mình nhìn đẹp hơn.

Tại sao phải cắt đuôi chó con?

Thực ra là do từ trước kia, những chú chó đi săn hay trong khi sinh hoạt một số giống chó bị vướng đuôi. Hay có thể là do chiếc đuôi dài lê thê kia đã làm trở ngại chúng khi làm nhiệm vụ. Chính vì vậy, những người chủ đã cắt đuôi của chúng đi cho gọn gàng.

Cứ từ đó, một vài giống chó được cắt đuôi cho đến ngày nay. Việc cắt đuôi đã trở thành mốt đối với một số loài chó. Nếu không cắt đuôi thì có thể những chú chó ấy không được coi là chuẩn. Thông thường thì cần chủ nuôi thường cắt đuôi chó con để giảm đau đớn và tỷ lệ lành vết cắt nhanh hơn.

Thường thì những người nuôi chó sinh sản khi sinh ra là họ sẽ cắt đuôi ngay lập tức. Đảm bảo cho chú chó ấy được đúng theo “tiêu chuẩn”. Nhưng nếu bạn thích giữ lại cái đuôi chúng cũng không ảnh hưởng gì cả. Hơn nữa, lúc đó chú cún của bạn sẽ có thể trở thành hàng độc. Ở một số quốc gia trên thế giới như Anh, Bỉ thì việc cắt đuôi, cắt tai chó hiện nay đã được ra luật cấm.

Cắt đuôi chó con an toàn bằng dây nịt, chun

Với chó to rồi thì tốt nhất là bạn nên giữ chúng lại và không cắt đuôi nữa. Vậy ở độ tuổi nào thì có thể cắt đuôi cho chó? Có thể cắt đuôi chó ở độ tuổi từ 3 – 5 ngày. Nhưng tốt nhất là chó con vừa sinh ra là bạn phải thực hiện ngay việc này.

Ngay sau khi chó con sinh ra, bạn hãy chuẩn bị ngay những sợi chun vòng. Nhiều nơi còn gọi đó là nịt. Bạn nắn đến đoạn đốt xương đuôi giáp với phần xương cụt của chúng. Bạn hãy giữ lại một đốt đuôi cuối. Tại đây bạn dùng nịt buộc chặt phần đuôi lại. Có thể lúc này chó con sẽ kêu nhưng chúng sẽ không sao đâu. Hãy cứ để từ 3 – 5 ngày là phần đuôi cần phải cắt sẽ tự rụng. Vết thương ở đuôi sẽ tự liền sau đó, bạn cũng không cần sử dụng thêm bất cứ thủ thuật nào khác.

Dùng kéo để cắt đuôi chó con

Trước khi cắt đuôi cho chó con bạn chuẩn bị cồn, banh kẹp và kéo. Sau đó tiến hành lần lấy đốt đuôi cuối cùng giáp với phần xương cụt. Dùng banh kẹp chặt phần bên trong phía đốt đuôi cuối để giữa máu cho chó con. Dùng kéo sắc bấm phần đuôi cần cắt.  Sau đó dùng cồn bôi ngay vào chỗ vừa cắt. Để khoảng gần 1 phút thì bạn thả chó con ra. Thế là phần đuôi chó con đã được cắt một cách nhẹ nhàng. Lưu ý, hãy giữ vệ sinh và khử trùng vết thương sạch sẽ.

Có nên cắt đuôi chó không?

Trên thực tế, việc cắt đuôi cho chó khi chúng còn nhỏ không có ảnh hưởng xấu gì đến thể chất và tinh thần của chúng. Nhưng những chiếc đuôi nhỏ lại là bộ phận cơ thể có thể thể hiện tâm trạng của các chú chó, vì vậy việc cắt đuôi chó không được ủng hộ. Hơn nữa nếu đuôi chó quá ngắn thì chủ nhân không thể cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của chúng. Từ đó sẽ đưa ra những phán đoán sai lầm về hành vi tâm trạng, dẫn đến có những lúc không tránh được hành vi tấn công của chúng.

Ngoài ra, cắt đuôi hoàn toàn là một ca phẫu thuật, do vậy còn tồn tại rủi ro nếu việc chỉnh hình không thành công. Dù những cuộc phẫu thuật cắt đuôi này là phổ biến đi chăng nữa, thì cũng vẫn là cắt đuôi khi các chú chó mới sinh. Lúc này, hệ thống thần kinh của những chú chó con còn chưa phát triển toàn diện, không có nhiều phản ứng, nhưng có thể xuất hiện tình trạng mất nhiều máu hoặc ngừng tim đột ngột.

Trước khi cắt, hãy  hết sức bình tĩnh và tự tin tránh run tay làm tổn thương tới cún con. Nếu không chắc chắn về việc này, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ thú y.

Share:

Nhận biết những biểu hiện và dấu hiệu chó sắp chết

Bạn có biết dấu hiệu chó sắp chết sẽ như thế nào hay không? Tuổi thọ của chó rất ngắn, đây là một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận dù muốn hay không. Những chú chó không thể gắn bó với cả đời một con người. Dù rằng điều này là rất khó khăn. Rồi sẽ có một ngày, những người bạn bốn chân thân thiết trong gia đình mình rồi sẽ ra đi.

Chó và mèo lớn nhanh, trưởng thành nhanh. Tuổi thọ của chó trung bình chỉ khoảng 10 – 15 năm. Vì thế vòng đời của chúng cũng ngắn hơn chúng ta rất nhiều. Có nhiều lý do khiến thú cưng của bạn qua đời. Nhưng bài viết này chỉ đề cập đến những dấu hiệu chó sắp chết . Hãy cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu chó sắp chết: buồn bã, ngủ nhiều và lờ đờ

Khi tuổi thọ của chó sắp hết, chúng sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút. Sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến việc thú cưng ngủ rất nhiều, ngủ mê man. Và nếu để ý, bạn có thể thấy hơi thở của chúng rất mệt nhọc. Vừa yếu ớt vừa ngắt quãng.

Khi biết mình sắp chết, chú chó sẽ không hề cảm thấy vui vẻ nữa. Chúng sẽ không hào hứng với việc chơi đùa hay ăn uống. Và thậm chí, chúng cũng sẽ không quanh quẩn bên chủ nuôi như bình thường nữa.

Lúc này, chúng chỉ muốn ở một mình mà thôi. Nếu chú chó không còn vẫy đuôi hay khẽ gừ gừ nhẹ thì có nghĩa là chúng đã sắp tiến tới giới hạn rồi đấy. Đây alf dấu hiệu chó sắp chết mà bạn rất dễ nhìn ra.

Thú cưng hầu như không thấy ngon miệng nữa. Chúng sẽ ăn rất ít và có thể bỏ ăn nếu bạn không “dụ dỗ” chúng ăn. Nhiều chú chó gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn. Chính tình trạng này sẽ khiến thú cưng bị sụt cân và ngày càng ốm yếu.

Dấu hiệu chó sắp chết là di chuyển khó khăn

Khi tuổi thọ của chó sắp hết, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Có thể chúng sẽ không thể đi lên bậc thang. Hay nhảy lên những nơi có độ cao vừa tầm mà chúng vẫn ưa thích nữa. Thậm chí việc đi lại bình thường của chúng cũng sẽ rất chậm chạp, lờ đờ.

Thường xuyên cần nghỉ ngơi trong khi di chuyển và có thể còn va vào những đồ vật khác nữa. Nhưng nên nhớ rằng, sự suy giảm về khả năng di chuyển không có nghĩa là chúng sắp chết. Nhưng nếu thú cưng của bạn hầu như không thể di chuyển – thì điều này có thể lắm đấy.

Nôn mửa và đi vệ sinh lung tung là dấu hiệu chó sắp chết

Khi đã quá già yếu, không chỉ khẩu vị thú cưng bị giảm mà ngay cả việc ăn uống và tiêu hóa của chúng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi bạn phát hiện ra thú cưng của mình ăn chưa bao nhiêu đã ói ra hết. Cũng không có gì lạ khi chúng “giải quyết” ngay tại chỗ mình nằm hay ngay cả trong khi ngủ.

Việc di chuyển bây giờ đối với thú cưng là quá mệt nhọc và chúng thật sự không còn khả năng để quan tâm đến vấn đề vệ sinh của mình nữa. Cho nên thú cưng sẽ không cố gắng lết đi giải quyết ở những địa điểm “quen thuộc” của chúng.

Bạn nên cho thú cưng ngủ trên một cái khăn, miếng tã lót dành cho thú con hoặc có thể đeo tã hay mang đai buộc bụng cho chúng để đối phó với vấn đề này. Nếu chó cưng đã già, thì đấy cũng là dấu hiệu chó sắp chết bạn cần để ý tới.

Không phải cứ nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh thì có nghĩa là thú cưng của bạn sắp chết. Những dấu hiệu này nếu xảy ra ở những thú cưng tuổi đời còn trẻ hoặc chưa quá già thì có thể chỉ là một số loại bệnh hay ngộ độc thức ăn nào đó. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn kĩ càng hơn.

Dấu hiệu chó sắp chết: trốn ở một nơi kín đáo

Chắc bạn cũng đã từng nghe rằng khi loài chó sắp chết, chúng thường tìm một nơi kín đáo nhưng lại rất gần chủ nuôi để trốn. Vì chúng không muốn chủ buồn bã khi mình đã ra đi nhưng vẫn có thể bảo vệ được ngôi nhà của mình.

Đây là một câu chuyện rất cảm động. Và xét về mặt tình cảm, chúng ta vẫn luôn muốn tin rằng những người bạn trung thành thật sự vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta trong những giây phút cuối cùng.

Tuy nhiên, xét về mặt khoa học thì có một cách giải thích rằng. Đây chính là bản năng của loài vật khi chúng đã quá yếu ớt và không còn sức chống đỡ lại bất kì xâm hại nào từ bên ngoài.

Như vậy, dấu hiệu chó sắp chết là tìm một nơi an toàn và kín đáo để trốn tránh cho việc có thể bị làm phiền và càng bị tổn thương hay đau đớn nhiều hơn.

Hành vi khác thường cũng là dấu hiệu chó sắp chết

Thú cưng sắp qua đời có thể có những hành vi rất khác lạ. Chúng có thể thấy hoang mang và cáu kỉnh. Thậm chí chúng cũng có thể cắn chủ nuôi của mình. Đừng trách chúng vì đây chẳng qua chỉ là những bản năng tự nhiên mà thôi.

Đơn giản vì chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn. Chúng có thể không màng đến ăn uống và chăm sóc bản thân. Nếu trong gia đình có nuôi những thú cưng khác thì có thể chúng sẽ bắt đầu “bắt nạt” chú chó sắp qua đời đấy.

Khi nào nên đưa chó đi gặp bác sĩ thú y?

Tuổi thọ của chó rất ngắn và qua đời khi quá già là một chuyện tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề gặp bác sĩ thú y nếu như để ý thấy tình trạng thú cưng của bạn trở nên quá tồi tệ.

Ví dụ như: thú cưng không thể đứng dậy, vô cùng mệt mỏi và đau đớn và có những biểu hiện bất thường. Những giống chó lớn như Alaska, Husky, Becgie… thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe khi về già. Trong khi đó, các giống chó nhỏ như chó Phốc Sóc , Nhật, chó cỏ, Phú Quốc… thường ổn định hơn.

Khi trao đổi với bác sĩ, bạn sẽ biết được phương pháp chăm sóc thú cưng. Hoặc đơn giản là có nên cho thú cưng của bạn được an tử với cái chết nhân đạo ít đau đớn hơn hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đã hiểu những cách chăm sóc chó sắp qua đời một cách rõ ràng nhất.

Share:

Tìm hiểu về bệnh teo võng mạc ở chó PRA

Bệnh teo võng mạc tiến triển ở chó (PRA) là một căn bệnh về mắt ở chó vô cùng nguy hiểm. Nhưng lại vẫn còn xa lạ với nhiều người nuôi chó tại Việt Nam. Vậy bệnh teo võng mạc ở chó là gì? Có dấu hiệu gì để nhận biết căn bệnh về mắt ở chó này? Phải làm gì khi chó bị mắc bệnh? Hãy cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh về mắt ở chó PRA là gì?

Bệnh teo võng mạc tiến triển (PRA) ở chó là một căn bệnh mang tính di truyền thường gặp ở một số giống chó. Ở chó, võng mạc đóng vai trò như “cuộn phim ghi nhận hình” trong máy ảnh. Khi bị mắc bệnh này, võng mạc sẽ mất khả năng thu nhận hình ảnh.

Chó không đau đớn, chỉ mất dần khả năng nhìn. Bệnh teo võng mạc hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị triệt để. Trên thế giới, những cá thể mang căn bệnh về mắt ở chó này đều bị triệt sản. Các nhân giống chó chuyên nghiệp sẽ không để chúng sinh sản.

Bệnh xảy ra ở tất cả các giống chó. Tuy nhiên phổ biến nhất ở giống Ngao Anh (Old English Mastiff) và Bullmastiff. Riêng với Siberian Husky và Samoyed, đa số chó bị mắc bệnh là chó đực. Bệnh hiếm khi xảy ra ở mèo.

Triệu chứng bệnh teo võng mạc tiến triển

Gọi là bệnh teo võng mạc tiến triển là bởi ban đầu chó chỉ bị “quáng gà”. Chó nhìn kém hoặc không nhìn thấy khi ánh sáng yếu vào lúc nhá nhem tối. Phải 6 tháng hoặc tới hàng năm sau bệnh tiếp diễn nặng, chó mới bị mù hoàn toàn. Không nhìn thấy gì ở mọi cường độ ánh sáng.

Hai đồng tử mắt giãn ra, mắt lồi lên, thủy tinh thể đục mờ giống “cùi nhãn”. Mắt chó đờ đẫn, không còn “hồn” nữa. Căn bệnh về mắt ở chó này gây trở ngại cho chó trong sinh hoạt hàng ngay. Và thiệt hại về kinh tế đối với người nuôi.

Có thể chữa trị bệnh teo võng mạc ở chó?

Bệnh teo võng mạc tiến triển (PRA) ở chó hiện nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Chó bị bệnh chắc chắn sẽ mù lòa. Nhưng các biện pháp chăm sóc chu đáo và chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Các loại thuốc chống ô-xy hóa antioxidants cũng có tác dụng kéo dài khả năng nhìn cho chó. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi sử dụng thuốc.

Bệnh teo võng mạc tiến triển có triệu chứng chó bị chảy nước mắt gần giống một số bệnh về mắt ở chó khác như: bệnh mộng mắt ở chó , bệnh đục thủy tinh thể ở chó , bệnh viêm giác mạc ở chó . Do đó cần quan sát các triệu chứng kèm theo để xác định chính xác bệnh.

Phải làm gì khi chó nghi mắc PRA?

Khi phát hiện chó có dấu hiệu lạ, hãy đưa chó đi khám bác sĩ thú y chuyên khoa mắt. Tiến hành kiểm tra máu, thử DNA test. Không dùng chó xác định mắc bệnh PRA để nhân giống. Khi mua bán chó làm giống, các Breeders (người nhân giống chó) phải yêu cầu có giấy chứng nhận chó không mắc bệnh PRA bằng test thử máu DNA. Nhất là chó nhập từ nước ngoài.

Tuy bị mù, nhưng nhờ khả năng đánh hơi nên chó vẫn có thể đi lại bình thường trong một không gian thích hợp. Chó vẫn đi vệ sinh đúng chỗ và nhận biết người thân nên vẫn sống tốt với chủ. Chủ chó cần tham khảo thêm” kinh nghiệm nuôi chó mù lòa” để chó cưng được hưởng hạnh phúc.

Share:

Chia sẻ cách nuôi chó Phốc đơn giản khi mới mua

Cách nuôi chó Phốc – Fox thế nào là tốt nhất? Chế độ dinh dưỡng hết sức quan trọng đặc biệt là đối với những giống chó nhỏ như chó Phốc, chó Nhật và chó Chihuahua. Có rất nhiều bạn đã inbox về tổng đài của Longkhanhpets.com để tư vấn cho về cách cho chó Phốc ăn.

Không chỉ riêng chó Phốc mà hầu hết các giống chó nhỏ đều có hệ tiêu hóa tương đối kém. Lượng thức ăn mỗi bữa không nhiều và rất dễ mắc bệnh. Do đó chúng không dễ nuôi chút nào. Trong bài viết dưới đây, Longkhanhpets.com sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong cách nuôi chó Phốc. Chủ yếu là về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hàng ngày của chó.

Tìm hiểu về giống chó Phốc mini

Chó Phốc hay còn có những tên gọi thân quen khác như chó Fox, chó Phốc hươu. Tên tiếng anh là Miniature Pinscher. Đây là giống chó có nguồn gốc từ Đức. Chúng được nhân giống thông qua 2 loại chó đó là chó sục và chó German Pinscher. Đây là giống chó có kích thước nhỏ nhắn. Chiều cao trung bình chỉ từ 25cm. Tuy nhiên, nhìn từ bên ngoài, giống chó này toát ra một vẻ oai vệ, cơ bắp và sự tự tin vô cùng mãnh liệt.

Một chú chó Fox thường rất hiếu động, nhanh nhẹn và luôn tràn đầy năng lượng. Chúng có tính cách ương ngạnh và bướng bỉnh với chủ. Tuy nhiên, chúng cũng toát lên vẻ thông minh và nhanh nhẹn mỗi khi huấn luyện. Giống chó này được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cách nuôi chó Phốc cũng không hề khó. Chó Phốc phù hợp nuôi trong mọi căn hộ nhỏ. Nó cũng phù hợp với những gia đình có người già, trẻ em. Chúng vốn dĩ rất thân thiện và có thể trở thành một người bạn tốt trong gia đình bạn.

Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc

  • 2 chân trước: thẳng và sở hữu một chiếc móng huyền đề thể hiện sự thông minh của loài chó
  • Bàn chân: khá mềm mại và nhỏ nhắn.
  • Độ cao của vai: bằng với độ cao của mông, nêu có chênh lệch thì cũng không đáng kể.
  • Mắt: tương tự mắt con hươu.
  • Mặt: dài
  • Mõm: khỏe, mũi thính, đánh hơi rất nhanh.
  • Hàm răng: khỏe và rất chắc
  • Tai: dựng, khá mỏng và có thể được cắt nhỏ lại tùy theo cách nuôi chó Phốc của từng người.
  • Đuôi: của chúng sẽ được bấm cụt ngắn từ khi còn bé.
  • Lông: ngắn, thường là màu đỏ sẫm hoặc màu socola rất mượt và ngắn.

Giá chó Phốc Hươu tại Việt Nam

Mỗi nơi lại có một cách nuôi chó Phốc khác nhau. Nhất là chó sinh sản. Nếu nuôi chó đẹp giá sẽ cao và ngược lại. Bảng giá tham khảo như sau:

  • Giá từ 2 – 3 triệu: chúng thường bị lai tạp nhưng chúng cũng khá đáng yêu.
  • Giá từ 3 – 4 triệu: chó Phốc hươu được sinh ra tại Viêt Nam hoặc có thể là nhập khẩu ở Thái Lan.
  • Giá từ 5 – 10 triệu: chó cũng có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Thái Lan. Tuy nhiên trông đẹp hơn và trội hơn.
  • Giá trên 10 triệu: chó được mua ở các nước Âu và Mỹ, các chú chó này thuần chủng 100%, đạt được tiêu chuẩn như quy định.

Cách nuôi chó Phốc khi mới về nhà mới

Chó con khi mới về nhà khó tránh được được việc khó thích nghi với môi trường sống mới. Vì vậy, cách nuôi chó Phốc lúc này là cần tạo điều kiện để nó làm quen với nơi ở mới. Có thể vì xa mẹ và anh chị em nên chó Phốc con có thể có biểu hiện nhịn ăn, kêu hoặc sủa về đêm. Bạn cũng đừng quá lo lắng quá. Hãy liên hệ với chủ cũ để biết thức ăn cho chó thường sử dụng.

Chú ý không để chó con tiếp xúc với những con vật khác đang nuôi trong nhà vội. Bạn hãy ở bên cạnh vuốt ve và dùng những lời nói nhẹ nhàng an ủi, vỗ về chúng. Sử dụng chuồng với đệm cho chó con nằm. Tránh để chó chạy ra những khu vực có không gian quá rộng. Sau 1 – 2 ngày sau khi chó con thích nghi, bạn có thể dẫn chó con đi tham quan 1 vòng ngôi nhà mới. Đồng thời giới thiệu nó với những thành viên trong gia đình.

Đừng quên đặt cho chó một cái tên thật ngắn gọn và ấn tượng để giúp bạn có thể giao tiếp với chúng. Hơn nữa nó cũng tốt cho cách nuôi chó Phốc sau này. Việc huấn luyện cũng dễ dàng hơn. Những đồ dùng cho chó không thể thiếu đó là bảng tên, vòng cổ, bát ăn cho chó, nhà, khay vệ sinh, thức ăn và đồ chơi cho chó…

Cách nuôi chó Phốc con từ 2 tháng tuổi

Với độ tuổi là từ 2,5 đến dưới 6 tháng tuổi thì được cho là chó con. Trong độ tuổi này, chó phốc có hệ tiêu hóa còn tương đối kém. Chúng chưa thể thích nghi một cách hoàn toàn và có khả năng đề kháng bệnh. Đặc biệt là tiêu chảy, viêm đường ruột, Care, Pravo…

Chính vì thế, trong giai đoạn này, thức ăn cho chó phải nấu chín, không ôi thiu. Không cho chó ăn thức ăn tanh, cay nóng… Tránh các loại thức ăn có thể gây ngộ độc cho chó. Nên chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, lành tính. Cho chó ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa 1 ít là đủ.

Trong giai đoạn này, cách nuôi chó Phốc con là cho ăn thức ăn mềm. Có thể là cơm xay với thịt và rau củ hay cháo. Hoặc thức ăn khô bán sẵn rồi ngâm nước trước khi cho chó con ăn. Nên mua loại dành riêng cho chó con. Ngâm nước ấm để chó dễ ăn.

Cách nuôi chó Phốc trưởng thành

Với cách nuôi chó Phốc trưởng thành từ 6 tháng tuổi trở lên thì chế độ ăn đơn giản hơn của của chó con. Lúc này, hệ tiêu hóa của chó đã dần ổn định và khỏe mạnh. Khả năng mắc bệnh về đường tiêu hóa đã giảm đáng kể. Có thể cho tập chó ăn thịt tươi sống. Với điều kiện là thịt sạch, không có kí sinh trùng, vi khuẩn. Cho ăn trứng lòng đào giúp chó thích nghi dần với đồ sống. Và cũng là một cách rất tốt để chó Phốc có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Cách nuôi chó Phốc trưởng thành chủ yếu là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thay đổi thành phần các bữa ăn hàng ngày cho chó. Cơm thịt, rau củ, có thể là cho ăn thêm trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà. Dù thế nào thì bạn cần tránh tuyệt đối các đồ tanh và cay, hành tỏi ra nhé. Cùng với chế độ cho chó ăn, để tránh béo phì bạn nên kiểm soát lượng Acid béo mà bạn cung cấp cho chó thường ngày trong các bữa ăn.

Đừng lạm dụng đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Chó nuôi trong nhà, lười vận động sẽ rất dễ bị béo phì. Kéo theo nhiều chứng bệnh khác nữa. Nếu bạn muốn chuyển đổi thức ăn cho chó thì nên thay đổi từ từ để chó thích nghi. Có thể dùng 25% thức ăn mới trộn với 75% thức ăn cũ. Sau khi quen sẽ điều chỉnh tăng dần lên.

Cách nuôi chó Phốc đẻ

Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”. Phần lớn chó tự “đỡ đẻ” theo bản năng. Nhưng nếu bạn không biết cách nuôi chó Phốc, không có quan tâm tới chúng có thể xảy ra tổn thất đáng tiếc.

Dự kiến thời gian chó Phốc đẻ

Căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, quan sát độ to nhỏ của bụng đoán số lượng thai. Bụng nhỏ, lượng thai càng ít thì thời gian mang thai càng dài ra. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là “lên ngày” số con sẽ ít.

Thậm chí có trường hợp chửa đến 68 – 70 ngày. Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có con 57 – 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con “già ngày hơn”. Cần chú ý dinh dưỡng trong cách nuôi chó Phốc thời kì mang thai. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, Canxi và Vitamin để chó mẹ có đủ chất nuôi chó con trong bụng. Bạn có thể mua các sản phẩm dinh dưỡng cho chó Phốc mang thai tại Longkhanhpets.com.

Nhận biết các dấu hiệu chó sắp đẻ

Chó mẹ có sữa trước khi sinh khoảng 3 – 4 ngày, có thể nhìn, sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn. Thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép. Trước sinh 2 – 4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa “xón”, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm “ổ đẻ”.

Lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch. Không ép chó mẹ ăn, uống nhiều trước khi sinh. Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như thịt, mỡ, sữa…

Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó, đau đẻ dữ dội nhưng sau 4 – 6 tiếng không đẻ, không có cơn rặn… cần mời bác sĩ thú y đến kiểm tra. Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.

Cách nuôi chó Phốc sau sinh

  • Cách nuôi chó Phốc đẻ lúc này không cần cầu kì. Chỉ cần cho chó mẹ ăn nhẹ,uống nước muối loãng.
  • Để mẹ con yên tĩnh.
  • Dọn sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khô, sạch. Chú ý không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ…
  • Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.

Sức khỏe và tuổi thọ của chó Phốc

Tuổi thọ trung bình của loài chó Phốc là từ 9 – 14 năm. Và chúng khá khỏe mạnh, ít bị bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn có cách nuôi chó Phốc hợp lý có thể kéo dài tuổi thọ của chúng. Các bạn chỉ cần lưu ý tránh việc để Phốc bị cảm lạnh. Không cần sử dụng những bài huấn luyện quá khó đối với chúng, nhưng hãy cho chúng được chạy nhảy thường xuyên ở sân vườn hoặc các khu vui chơi.

Chúng có thể ăn mọi thứ nhưng cần lưu ý vì tính hay gặm nhấm các đồ vật nhỏ dẫn đến bị nghẹn. Chó Phốc lông rất ngắn, việc tắm cho chó cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên khi tám xong cần lau khô người ngay cho chó, tránh bị cảm lạnh.

Vào mùa đông nên mặc quần áo cho chó để chống lạnh. Mùa hè không nên dắt chó ra ngoài khi trời nắng gắt. Ánh sáng mặt trời có thể gây ra những tổn thương trên da của chó. Hoặc tình trạng chó bị sốc nhiệt có thể xảy ra. Bạn cần dựa vào đặc điểm trên cơ thể để có cách nuôi chó Phốc phù hợp.

Cách nuôi chó Phốc luôn khỏe mạnh

Chuẩn bị nơi ở cho chó sạch sẽ

Có nhiều người vẫn chưa hiểu rằng, cách nuôi chó Phốc không chỉ cần có đồ ăn ngon. Nuôi chó còn cần phải chú trọng vào việc vệ sinh chuồng trại. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chó, chó rất dễ mắc các bệnh về da, mũi…

Nơi ở sạch sẽ sẽ góp phần ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chó. Chỗ ở của chó cần thoáng mát, ấm, đủ ánh sáng. Không để những nơi như cầu thang, ổ điện, bình nước nóng để bảo vệ chúng không bị tai nạn.

Kiểm tra sức khỏe cho chó Phốc

Kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm phòng đây là việc làm hết sức cần thiết và qua trọng. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp bảo vệ vật nuôi luôn khỏe mạnh. Các bác sĩ thú y khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó để biết được tình trạng sức khỏe của nó và đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời cho chó Phốc con trước những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Một số lưu ý trong cách nuôi chó Phốc hươu

Kiểm soát lượng thức ăn cho chó

Ở bất kỳ một loại chó nào cũng vậy, ăn là phải đúng cách, đúng mực, đủ chất và khoa học. Không thể cho chó ăn no căng rốn và chán ăn thì thôi. Điều đó là sai lầm! Bạn hãy là người kiểm soát giờ ăn, khẩu phần ăn ra sao? Vệ sinh bát cho chó ăn ra sao? Tất cả đều rất quan trọng.

Bạn hãy theo dõi và ước lượng rằng chú chó nhà mình sẽ ăn được bao nhiêu thức ăn. Từ đó sẽ có cách nuôi chó Phốc với lượng thức ăn hợp lý hơn. Để mỗi bữa cho chúng ăn bằng ấy, mà khi ăn hết đồ ăn chó không được no quá và vẫn phải có cảm giác thèm đồ ăn, vẫn còn muốn ăn thì mới tốt.

Vệ sinh bát thức ăn cho chó sau khi sử dụng

Đừng để thừa đồ ăn trong bát nhé. Nhiều người hay có ý nghĩ và thói quen rằng cứ cho thức ăn vào bát, chó không ăn hết thì để đó khi nào chúng đói chúng sẽ ăn tiếp. Một thói quen thực sự rất tai hại sẽ khiến chó bị mắc quá nhiều bệnh sinh ra từ cái đĩa thức ăn còn thừa đó. Nếu chó không ăn hết, các bạn nên đổ hết thức ăn thừa đi và vệ sinh nơi chó vừa ăn cũng như đĩa thức ăn, khay nước của chó cần phải sạch sẽ. Tránh những virus gây bệnh.

Qua những thông tin ở trên hy vọng các bạn sẽ có cách nuôi chó Phốc hợp lý. Đồng thời tự mình có thể xây dựng chế độ ăn riêng cho cún cưng của mình.

4.8/5 – (39 bình chọn)

Share:

53 bệnh lý là nguyên nhân khiến cho chó bị nôn mửa

Chó bị nôn là một triệu chứng và biểu hiện của vô số các loại bệnh mà chó sẽ gặp phải. Chó nhà bạn đang gặp vấn đề? Hãy tham khảo ngay những bệnh có liên quan đến việc chó bị nôn mà Longkhanhpets.com tổng hợp dưới đây, sau đó bạn sẽ có những các chữa chó bị nôn phù hợp nhất.

Chó bị nôn mửa do ăn quá nhanh

Có nhiều chú chó được gọi là “kẻ tham ăn”, sức ăn của chúng rất lớn. Chó không hiểu được phải ăn chậm nhai kỹ, do đó chúng thường nuốt chửng thức ăn. Kết quả của việc ăn như hổ đói tất nhiên là chướng bụng, khó tiêu. Dạ dày sẽ co bóp mạnh khiến chó bị nôn ra thức ăn ngay sau khi ăn xong.

Lúc này người nuôi không cần quá lo lắng. Chú chó của bạn sẽ nôn một phần thức ăn vừa ăn. Nếu không muốn chó ăn lại những thức ăn đó, bạn phải lau dọn sạch ngay lập tức. Sau khoảng vài giờ, chó cưng tiêu hóa hết những thứ vừa ăn xong sẽ không có vấn đề gì nữa. Hoặc có thể cho chó uống một ít men tiêu hóa có lợi cho đường ruột.

Chó bị nôn mửa là do hóc xương

Khi chú chó của bạn không cẩn thận bị hóc xương cá, xương gà, chúng sẽ bị nôn mửa. Lúc này chúng sẽ có biểu hiện không thoải mái, dùng móng cào miệng và răng. Mục đích là để nôn ra những dị vật khiến chúng khó chịu.

Nếu cún cưng không may bị hóc xương thật, người nuôi không nên tự cho tay vào miệng chúng để nhổ xương ra. Bạn nên đưa chúng đến bệnh viện ngay, nhờ bác sĩ thú y can thiệp và giúp đỡ. Đồng thời, cũng phải kiểm tra xem cổ họng, dạ dày của chúng có còn xương cá, xương gà hay không. Sau đó mới tiến hành chữa trị.

Chó bị nôn mửa là do biểu hiện của nhiều bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân khiến chó cưng bị nôn ở trên, một số bệnh ở chó như sài chó, bệnh dại, ngộ độc thực phẩm,… cũng đều dẫn đến tình trạng chó nôn mửa. Người nuôi chó nếu thấy ngoài nôn mửa còn có những triệu chứng bệnh khác như động kinh, chảy nước mũi, chó bị nôn ra máu, nôn ra bọt trắng, cắn lung tung,… có nghĩa là chúng đang mắc bệnh.

Lúc này phải ngay lập tức khống chế chú chó của bạn. Sau đó đưa nó đến bệnh viện chữa trị. Không được cố ý kéo dài thời gian hoặc tự chữa ở nhà, tạo thành kết quả không thể cứu vãn. Dưới đây là các triệu chứng chó bị nôn đi kèm với bệnh lý mà bạn nên tham khảo:

Viêm dạ dày và cả bộ máy tiêu hoá

Con vật sau khi ăn hoặc uống nước thì bị nôn ngay lập tức. Khi ấn lên vùng dạ dày con vật có phản xạ. Bụng trũng xuống, bề mặt của bụng lạnh và kéo căng ra. Sau khi chó bị nôn xong, bạn phải xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp. Đầu tiên cần quan sát cẩn thận những thứ mà chú chó của bạn nôn ra.

Nếu là nước màu vàng có bọt, còn có mùi, vậy có khả năng chú chó đã mắc phải viêm dạ dày. Đối với dấu hiệu như vậy, nên lập tức dừng cho ăn để quan sát. Bạn có thể cho chó cưng uống một lượng nước vừa phải. Viêm dạ dày không phải một bệnh nhỏ, phụ huynh chỉ cần đưa cún cưng đến gặp bác sĩ thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Trước đó con vật có dùng Aspirin hay kim loại nặng hoặc các loại thuốc chống viêm nhiễm, urê huyết mãn tính, thiếu máu – ăn kém – cơ thể bị trụy – chết. Nên dùng dụng cụ soi để soi dạ dày. Khi chó bị nôn lâu, kéo dài – có phản xạ đau khi sờ nắn.

Có ngoại vật ở dạ dày, cổ họng hay ống tiêu hoá

Chó bị nôn kéo dài có thể có máu, bụng đau. Khi chụp X quang thấy có ngại vật, yếu ớt, sốc.

Rối loạn thần kinh ở trung khu nôn

Chó bị nôn kéo dài – do dùng thuốc giảm đau ở dạ dầy không thấy đỡ. Khi não bị tổn thương do có khối u ở trung khu nôn hoặc do tai giữa và tai trong bị ảnh hưởng đều có thể dẫn đến nôn.

Trúng độc

Mắt và mũi chảy ra chất dịch – con vật bị liệt – run rẩy – miệng sùi bọt và sủa không ngừng. Co giật – động kinh – đau bụng – nôn – ỉa chảy (có thể như màu màu). Con vật có dấu hiệu thờ ơ, lơ đãng – hốc hác – mù – tính tình thay đổi – dạ dày và ruột non bị viêm. Có trường hợp chết đột ngột – ta có thể chẩn đoán chắc chắn bằng cách phân tích.

Hoặc trước đó con vật ăn hoặc uống phải phopho hữu cơ (Lucijet, Fench lorphos, Task, Ectoral, Diazonone, Atgard). Hoặc một trong các loại photphat hữu cơ được dùng làm thuốc trừ sâu,… Con vật ỉa chảy, bị nôn – run rẩy – chảy nước bọt – bị co thắt – bị kiết lị có chất như kiểu đông nhầy. Còn đồng tử co lại thành điểm, cơ co cứng lại thành từng cục.

Con chó bị nôn cùng với những triệu chứng đặc trưng do từng loại chất độc. Chó bị nôn – suy nhược nặng – có dấu hiệu trúng độc nói chung.

Liệt do ve đốt

Tiếng sủa thay đổi, chó bị nôn rồi liệt dần dần. Lúc đầu hai chân yếu sau đó đến hai chân trước rồi đến cổ, liệt dần đến cơ hô hấp. Dẫn đến việc con vật chết. Khi thân nhiệt giảm, khó nuốt, mắt chảy ra dịch mủ, giác mạc khô thì có vài trường hợp chết rất nhanh.

Viêm gan do nhiễm khuẩn

Con vật sốt cao, rồi suy nhược, bị viêm kết mạc, miệng viêm, hạch amidan sưng. Trong các trường hợp cấp tính con vật chết đột ngột, bụng đau sờ vào vùng gan có phản ứng đau. Chó bị nôn, tiêu chảy rồi cơ thể bị ho. Đây là một trong ba trường hợp bị bệnh giác mạc bị mờ – hoàng đản – gan sưng, vàng, có đốm – túi mật bị phù – cổ trướng xuất huyết – viêm ruột (có thể chảy máu).

Chó bị nôn, thường có màu như màu dịch mật. Đôi khi có dấu hiệu hoàng đản – rối loạn tiêu hoá nặng – gan sưng. Sờ vào có phản ứng đau.

Bệnh do xoắn khuẩn

Có thể chết đột ngột – thân nhiệt khác nhau tuỳ lúc – mắt trũng – đau dùng thắt lưng – hơi thở mùi hôi thối – răng có bựa màu đỏ – miệng, lưỡi, lợi bị thối loét (lưỡi đen) – chảy nhiều nước bọt, màu nâu, mùi ngọt gây chó bị nôn – lưỡi tróc ra từng mảng – có liên quan đến dạ dày, ruột – ỉa chảy mùi hôi thối.

Viêm thận

Các dấu hiệu lúc đầu là âm ỉ nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột – chó bị nôn từng cơn – khát nước – mệt lả – urê huyết – co giật – chết – yếu ớt – có phản xạ tránh né khi sờ lên vùng thắt lưng – bề mặt thận ráp – mặt lộ vẻ lo lắng – ỉa chảy từng cơn – yếu ớt – ngủ lơ mơ – có mùi nước tiểu – miệng và lưỡi bị thốt loét – răng chuyển thành màu nâu – eczema (chàm da). Phân tích nước tiểu thấy có albumin, trụ niệu già nhanh. Đôi khi (hiếm) có các trường hợp cấp tính thấy có máu trong nước tiểu.

Apxe thận hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu

chó bị nôn – sốt – albumin niệu hay các dấu hiệu thay đổi khác trong nước tiểu như (tế bào thượng bì thận, mủ, trụ niệu).

Viêm não, tuỷ dạng hạt

Đây là bệnh gây ra do ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis gây ra – con vật liệt dần dần – mất khả năng điều hoà vận động của cơ ở phần sau cơ thể – liệt bàng quang – liệt đuôi – đại tiện khó khăn. Chó bị nôn – bị chứng tăng cảm đau – đại tiện mất chủ động – lúc đầu là bí tiểu sau đó cũng mất khả năng chủ động.

Viêm tử cung và nhiễm khuẩn đường sinh dục

Con chó bị nôn – từ âm hộ có dịch chảy ra – sốt – có thể kiểm tra bằng cách sờ nắn.

Viêm nhiễm ở bất kỳ một cơ quan chính nào trong cơ thể

Ta có thể dựa vào triệu chứng lúc sờ nắn và các dấu hiệu trước đó.

Ăn phải phân của súc vật

Con chó bị nôn ra phân (thường do chó ăn phân của ngựa hoặc của gia cầm).

Ốm do vận chuyển

Gặp khi con vật trên đường vận chuyển (do bị Stress hay cảm nắng, cảm nóng)

Ăn phải chất kích thích

Chó bị nôn – ta nên kiểm tra thức ăn mà con vật ăn phải. Ví dụ khi chó ăn cỏ. Chó bị nôn ra có bọt bao gồm cả cỏ – đây là thói quen bẩm sinh của tất cả các loài chó.

Ăn phải lông, da

Con chó bị nôn sau khi ăn phải thức ăn có lông và da (hay gặp ở mèo du chúng có thói quen ăn toàn bộ con chuột).

Nhạy cảm với thuốc

Con vật nôn – trước đó con vật được cho dùng các loại thuốc phức hợp.

Ung thư dạ dầy

Không phổ biến hay ít gặp – con chó bị nôn – suy yếu – không ăn hoặc ăn linh tinh – ta có thể chắc chắn bằng cách chụp X quang hoặc nội soi dạ dầy – sau khi chết mổ khám thấy có caximon, ung thư tuyến – dạ dầy giống như “một bình bằng da” hoặc có cấu trúc u – có tổn thương dạng polip.

Thiếu vitamin B1

Nguyên nhân là do khẩu phần thức ăn. Con vật hốc hác – yếu ớt – táo bón – liệt – co giật – cơ bị co cứng – nôn – điều trị bằng vitamin B1.

Thiếu axit Niconitic

Chó bị nôn – chán ăn – yếu ớt – thần kinh co giật – niêm mạc miệng màu đỏ. Có hiện tượng thối loét và hoại tử (lưỡi đen). Nước bọt chảy ra nhiều, màu nâu, có mùi ngọt gây buồn nôn. Lưỡi tróc ra từng mảng – có liên quan đến dạ dầy, ruột – ỉa chảy mùi hôi thối.

Bị rắn cắn

Dấu hiệu khác nhau tuỳ loại rắn. Hiện tượng là con vật suy nhược – yếu cơ. Cơ thể bị liệt mềm nhũn – liệt tứ chi – đồng tử giãn. Chó bị nôn – miệng chảy nước bọt – thở nhanh, khó và không thở được – thân nhiệt lúc tăng, lúc giảm. Phần lớn các trường hợp bị mất phản xạ với ánh sáng, một vài trường hợp có phản xạ nhưng chậm.

Chỉ một số ít là còn duy trì được phản xạ. Một số ít có hiện tượng xanh tím ở niêm mạc. Và một số ít hơn nữa là hiện tượng ỉa chảy. Con vật chết theo nhiều kiểu khác nhau tuỳ thuộc từng loại rắn cắn. Số lượng nọc độc và vị trí cắn ví dụ như nọc độc của rắn hổ mang vào mạch máu thì gần như chết tức khắc. Còn độc của rắn đem vào mô mỡ hay mô liên kết thì con vật có thể chết sau vài ngày. Có thể điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc của rắn.

Viêm tụy

Con vật hao gầy – sinh trưởng phát triển chậm. Phân có những chỗ giống như đất sét, chó bị nôn – suy nhược – cơ thể có cảm giác khó chịu. Trong các trường hợp cấp tính con vật bị đau bụng, vùng bụng rất nhạy cảm. Dẫn đến con vật sốc.

Nhiễm khuẩn

Thân nhiệt 40,6 – 41,10C. Mắt và mũi chảy ra nhiều chất dịch màu vàng, ho ,ỉa chảy, viêm amidan (không nghiêm trọng như ở viêm gan). Mắt đỏ – bỏ ăn – ôn – gan bàn chân và mũi cứng. Ở thời kỳ cuối con vật bị co giật. Mà co giật cơ thái dương là triệu chứng điển hình nhất (không phải lúc nào cũng xảy ra) liệt, viêm dạ dày, ruột và phổi.

Nhiễm Histoplasma

Đây là bệnh ít gặp – con vật ỉa chảy – cơ thể suy yếu – nôn – ho – sốt không theo quy luật – hoàn đản – gan và lách sưng – đôi khi bị viêm phổi.

Bệnh lao

Bệnh này ít gặp. hHiện tượng con vật ho, mắt và mũi có chất dịch chảy ra.  Gan, phúc mạc, màng phổi, ngoại tâm mạc và tim có những u hạt nhiều thịt màu trắng hồng. Con chó bị nôn thì hao mòn, hạch lympho sưng, ăn kém. Con vật ở trong trạng thái khó chịu, khó ở, ốm yếu. Kiểm tra chất dịch thấy có vi sinh vật gây bệnh.

Nhiễm Salmonella

Con vật ỉa chảy – chó bị nôn- suy nhược, gầy còm dần

Viêm phổi

Thân nhiệt tăng – khó thở – ho – mắt và mũi chảy ra dịch mủ – nôn – kiểm tra chất dịch chảy ra có vi sinh vật gây bệnh. Ho – không thở được – ốm nặng – hốc hác – ỉa chảy – cổ trướng – nôn. Kiểm tra phát hiện thấy các dạng nấm như Blastomyces, Histoplasma, Aspergillus và Crytococcus.

Hạ gluco huyết (chứng xeton huyết)

Tử cung có dấu hiệu trơ, trì trệ – con vật dáng đi cứng, giật cục – cơ thể bị co thắt – co giật – nôn – có những lúc co giật mạnh những cơn co giật – thân nhiệt lên tới 41,1oC hoặc cao hơn nữa – tim đập rất mạnh – có thể điều trị bằng dung dịch glucoza hay gluco canxi ưu trương – kiểm tra xeton trong nước tiểu cho kết quả dương tính – hơi thở có mùi axeton – chủ yếu xảy ra vào một tuần trước đến một tuần sau khi đẻ.

Viêm vú

Con vật bị sốt – hạch sưng, cứng – sữa có cục máu đông hoặc có dấu hiệu thay đổi – con mẹ bỏ ăn – có thể bỏ con – ốm nặng (có thể).

Bệnh do Monilia (hay gọi là bệnh Candidia hay “Thrush”)

Niêm mạc miệng màu trắng vàng – ỉa chảy – ruột, dạ dày có sự thay đổi – nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud và kiểm tra trên kính hiển vi thấy có Candida albicans – trước đó con vật có sử dụng thuốc kháng sinh.

Bệnh do vi sinh vật Norcardia gây ra

Dạng toàn thân có sự khác nhau. Đầu tiên màng phổi có u hạt, con vật yếu dần, hốc hác, viêm ngoại tâm mạc,  viêm màng phổi, trong phổi có mủ mùi hôi thối. Ở bất kỳ cơ quan nội tạng nào trong cơ thể đều có ổ apxe gây nhiễm mủ huyết. sau đó viêm phúc mạc – viêm phổi – viêm ruột – ho mãn tính – viêm xương, tuỷ – ốm cấp tính – yếu ớt – liệt – ở tim, gan, hạch lâm ba, phổi, thận có những hạt màu trắng giống như hạt kê.

Dạng u có những khối u lớn ở 4 chân. Đôi khi là bất kỳ nơi nào trên cơ thể.

Viêm phế quản

Chó bị viêm phế quản sẽ có biểu hiện xoang mũi chảy ra chất dịch mủ nhầy – con vật ho – lây lan nhanh từ con này sang con khác – sốt nhẹ – thỉnh thoảng nôn ra chất có bọt – ho rát, ít đờm – nghe phổi có tiếng thô (nghe vùng khí quản, phế quản) – có thể kế phát thành viêm phổi dịch rỉ viêm.

Con vật ho – sốt – suy hô hấp (thở khó). Bệnh này hay gặp ở những con chó già, béo. Những chó sống ở nơi có nhiều bụi bẩn – thường ho lâu.

Cổ trướng

Sườn trũng xuống – bụng phình rộng – sờ vào bụng như có chất dịch – hao gầy dần – tim bị tổn thương.

Sỏi (sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu)

Con vật có biểu hiện cố gắng để đi tiểu – nếu đi tiểu được thì cũng chỉ nhỏ giọt – dáng đi cứng với lưng uốn cong – có dấu hiệu suy nhược – hay dùng mình – sốt – run rẩy – yếu ớt – trạng thái ở dạng tê tê, sững sờ – urê huyết – chết.

Đái tháo đường

Con vật hay khát nước – phàm ăn – kiểm tra gluco trong nước tiểu cho phản ứng dương tính – con vật suy kiệt dần.

Viêm amidan, có khối u hay những tổn thương khác ở khu vực họng

Chó bị nôn kéo dài – kiểm tra miệng có dấu hiệu bất thường – nên kiểm tra tình trạng trước đó của con vật.

Nhiễm Spirocerca lupi (giun dạ dầy)

ở dạ dày, thực quản có khối u – con vật hao gầy dần – con vật sẽ bị chết đột ngột nếu liên quan với động mạch chủ – con vật bị nôn ra máu – chảy nước bọt – ho – chán ăn – khó nuốt.

Nhiễm lê dạng trùng

Đây là bệnh không phổ biến gây chết ở chó con. Nhưng ít gặp hơn ở chó lớn. Nếu tìm thấy có ve Rhipicephlalus – con vật khát – ỉa chảy – chó bị nôn – trong phân và chất nôn ra có lân dịch mật – táo bón – vàng da – vô niệu – nước bọt có màu như màu máu – suy hô hấp cấp – da và niêm mạc bị xuất huyết – phù – có dấu hiệu thần kinh – sốt – nước tiểu có hemoglobin – phiết kính kiểm tra có Babesia canis.

Cơ thực quản mất khả năng giãn và chứng co thắt tâm vị

Cơ thực quản mất khả năng giãn. Hiện tượng co giật – thực quản giãn – thức ăn tích lại ở trong thực quản – sau khi ăn con vật có hiện tượng ợ, trớ. Thức ăn cùng với nước bọt trào ra khỏi miệng – cho con vật uống bari rồi kiểm tra bằng tia rơn-ghen – cho con vật ăn thức ăn mềm, để nghiêng đầu để dốc thức ăn vào.

Co thắt môn vị và chứng hẹp môn vị

Chó bị nôn theo kiểu các chất bị phóng ra khỏi miệng – cơ thể hốc hác – sốc – phàm ăn – kiểm tra bằng cách chụp X quang.

Dị tật vòng mạch một cách dai dẳng

Đây là khuyết tật bẩm sinh – gặp ở chó con từ 6 đến 12 tuần tuổi – sau khi cho ăn chó bị nôn kéo dài – cho uống bari rồi kiểm tra bằng cách chụp tia rơnghen – có thể giải quyết bằng cách phẫu thuật chuyển rời mạch máu bị tắc.

Có túi thừa ở thực quản

Thức ăn bị tích tụ lại – thường thì thức ăn bị ợ, trớ ngược trở lại – kiểm tra bằng cách chụp tia rơn – ghen đối chiếu – điều trị bằng cách phẫu thuật. 51. Có lỗ Herni Con vật trước đó bị tai nạn hoặc tổn thương – nôn hoặc thức ăn bị trớ ra – kiểm tra bằng cách chụp tia Rơn ghen và chất trung gian đối chiếu – điều trị bằng phẫu thuật.

Viêm thực quản

Con vật nôn, oẹ – xẩy ra sau khi con vật bị nôn kéo dài – kiểm tra bằng cách chụp X quang – cho thức ăn mềm và nhạt.

Tắc dạ dày, ruột

Con chó bị nôn kéo dài – khát nước – sốc – mệt lả – đau vùng bụng – có thể xác định bằng cách chụp X quang. Nguyên nhân gây ra tắc có thể là do ngoại vật, ký sinh trùng, khối u, ổ áp xe, hoặc ruột bị xoắn vặn (xoắn ruột) – con chó bị nôn – đau bụng – mất nước – ở đoạn tắc trên vùng bụng thì co lại – đoạn tắc dưới bụng lại phình ra – con vật sốc và chết – chẩn đoán bằng cách chụp X quang – ta có thể chữa bằng cách phẫu thuật chỉnh lại đoạn tắc.

Viêm phúc mạc

Con vật buồn nôn – đau bụng – sốt – nôn – nhịp tim tăng – áp lực trong máu giảm – chẩn đoán bằng cách chụp tia rơn-ghen và sờ vùng bụng (chọc dò vùng bụng).

Thiểu năng vỏ tuyến thượng thận (bệnh addison)

Rối loạn nội tiết – trước đó việc điều trị bằng corticosteroid bị dừng một cách đột ngột hoặc bệnh đã có những dấu hiệu ban đầu xuất hiện một cách từ từ. Con vật chán ăn, chó bị nôn – ỉa chảy (thường có máu) – sụt cân – kiểm tra thấy natri trong máu giảm, kiềm tăng, bạch cầu ưa eosin tăng, tế bào lympho tăng – điều trị bằng corticosteroid.

Dùng thuốc quá liều

Do dùng Aspirin hay nhiều loại thuốc khác khi dùng quá liều có thể dẫn đến nôn.

Nôn do tâm thần

Bệnh không phổ biến ở chó (phổ biến ở mèo).

Sun (chuyển hướng) hệ thống quãng cửa

Và bệnh não bẩm sinh ở hệ thống quãng cửa. Ít gặp nhưng có thể thấy ở những con chó chăn trâu bò và chó chăn cừu ở vùng nước Anh cũ. Con vật hốc hác – sinh trưởng chậm – gặp chủ yếu ở chó con – con vật suy nhược. Chó bị nôn – mất khả năng tự điều hoà – gặp chủ yếu ở chó con. Con vật đi không định hướng hoặc sự điều nhịp như bị cưỡng bức – co giật – chết.

Tai giữa bị nhiễm khuẩn

Con vật bị nghiêng đầu hoặc quay tròn, mất cân bằng – sốt cao – nôn.

Bệnh nhược cơ năng

Cơ yếu – liệt – bệnh gặp ở chó 8 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn trong các trường hợp bẩm sinh. Còn chứng nhược cơ năng do tự mắc là do rối loạn quá trình tự miễn dịch. Gặp ở chó 10 tháng đến 2 năm tuổi – yếu cơ có liên quan đến phì đại thực quản; Chó bị nôn – khó nuốt và khản tiếng cho phản ứng điều trị với neostigmine bromide.

Thiếu vitamin B3 (Niacin, Nicotrenic axit)

Lưỡi đen là do lưỡi và lợi bị viêm và hoại tử. Có thể bị biến chứng bởi Fusobocterium necrophorum hoặc các loại vi khuẩn/xoắn khuẩn khác. Con chó bị nôn, chán ăn, mất nước, yếu ớt, co giật từng nhóm cơ. Nếu niêm mạc miệng màu đỏ sau đó là thối loét, hoại tử, nước bọt chảy nhiều, màu nâu, mùi ngọt rất ghê. Lưỡi thì bị tróc ra từng mảng. Khả năng kháng khuẩn của ruột, dạ dày thấp. có hiện tượng sụt cân, thiếu máu rồi chết (cũng phải mất một thời gian dài).

Nhiễm Parvovirus ở chó con

Ở dạng ruột non: con vật bị suy nhược đột ngột – chán ăn – chó bị nôn – ỉa chảy. Trong các trường hợp chó bị Parvovirus cấp tính con vật bị mất nước nhanh chóng, sốc và chết. Ngoài ra còn có các dạng khác như thiểu năng tim, nhồi máu cơ tim…

Bệnh nấm tảo

Bệnh này ít gặp – có nhiều loại nấm khác nhau ví dụ Hyphomyces destruens. Con vật hao mòn dần – nôn – ỉa chảy – xanh xao – các dấu hiệu biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào cơ quan và hệ thống bị ảnh hưởng.

Do thiếu kẽm

Khẩu phần thức ăn thiếu kẽm hoặc quá nhiều canxi. Con vật hốc hác – chó bị nôn – viêm kết mạc và viêm giác mạc – sinh trưởng kém – da tróc vẩy – đôi khi bị sốt, suy nhược.

Có những tổn thương ở chân, mặt, khớp cá chân, khuỷu tay – chỗ có móng vuốt bị sưng lên – thỉnh thoảng ở cằm, mũi, xung quanh môicó những vẩy tróc ra màu vàng – ta có thể điều trị bằng cách cho 15mg kẽm mỗi ngày (đối với chó lớn).

Viêm tuyến tiền liệt

Gặp ở chó già – đôi khi bị suy nhược – nôn – đường tiết niệu bị đau – đi tiểu nước nhỏ giọt – nước tiểu có máu – khi kiểm tra thấy tuyến tiền liệt sưng.

Chẩn đoán cho chó bị nôn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám miệng chó chó. Để xem có gì lạ dính trong miệng không. Sau đó xem amidan có bị sưng không. Bác sĩ cũng sẽ đo nhiệt độ cơ thể và khám bụng chó. Nếu cả miệng, amidan, nhiệt độ và bụng đều không có gì bất thường, các bác sĩ thường yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn mỗi bữa để bào tử giảm tiết ra chất dịch. Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu phân để có các xét nghiệm khác. Hoặc bác sĩ thú y sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào mẫu bạn lấy từ những gì chó nôn ra:

  • Nếu có chất nhầy thì nguyên nhân thường là viêm ruột.
  • Nếu có thức ăn không tiêu, thì có thể chó bị ngộ độc, hoặc ăn quá nhiều.
  • Nếu có mật, thì chó đã bị viêm tuyến tụy, hoặc viêm ruột.
  • Nếu có máu tươi, thì chó bị loét dạ dày.
  • Nếu có máu thâm, thì vết loét ở trong ruột.
  • Nếu có mùi nồng nặc đặc trưng của tuyến tiêu hóa, thì chó bị tắc nghẽn đường ruột.

Điều trị cho chó bị nôn mửa

Để chó ngừng ói và khỏe mạnh trở lại, các bác sĩ thường khuyên bạn tuân theo các biện pháp điều trị sau:

  • Ăn uống một cách khoa học hơn. Cho cún cưng ăn những thức ăn phù hợp với chúng.
  • Uống thuốc chống ói. Nếu như cún bị ói nhiều thì nên cho chúng uống thuốc. Phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
  • Uống kháng sinh nếu bị loét dạ dày do vi khuẩn.
  • Uống Corticosteroid nếu bị viêm ruột.
  • Phẫu thuật nếu có khối u.
  • Uống 1 số loại thuốc đặc biệt nếu chó bị ói do đang uống thuộc điều trị 1 bệnh khác.

Bạn không nên tự mua thuốc cho chó, phải mua đúng theo toa bác sĩ đã kê. Cho uống thuốc đúng liều, đúng giờ. Cần cập nhật tình hình sức khỏe của chó để bác sĩ đưa ra những lời khuyên kịp thời. Hy vọng qua những thông tin trên đây, các bạn sẽ có thể biết được biểu hiện và có những lời giải thích tại sao chó bị nôn một cách hợp lý và chính xác nhất để có những cách chữa trị kịp thời. Chúc các bạn thành công

Share:

Bài phổ biến

Nhãn