Cách Chăm Sóc Chó Con Khi Mất Mẹ

Chó Con Khi Mất Mẹ Phải Làm Sao? Cách Chăm Sóc Chó Con Khi Mất Mẹ

 width=

Khi chó mẹ lâm bồn không may chết bỏ lại đàn con lúc ấy bạn phải biết cách xử lý để chăm sóc đàn con thơ. Chăm sóc chó con khi mới lọt lòng là một việc không hề đơn giản tí nào nếu bạn không có kinh nghiệm.

Những chú chó con cần phải được quan tâm một cách tỉ mỉ và kiên nhẫn. Kết quả đem lại cho bạn là những kinh nghiệm bổ ích và niềm vui khó tả. Hôm nay Longkhanhpets sẽ cùng bạn tìm hiểu phải làm sao khi chó con mất mẹ nhé.

1. Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý khi chó con mất mẹ hoặc không đủ khả năng chăm sóc

Nuôi những chú chó con khi không có chó mẹ là một việc hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nơi ở ấm áp và sạch sẽ.

Vậy khi nào bạn cần phải thay chó mẹ chăm sóc đàn con ?

  • Khi chó mẹ không có sữa
  • Chó mẹ chết khi sinh
  • Từ chối nuôi con do 1 lý do nào đó
  • Sức khỏe chó mẹ yếu ớt sau sinh

Yếu tố chăm sóc chó con 

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho đến khi cai sữa
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ thoáng mát, ấm áp vào mùa lạnh
  • Phòng bệnh bằng cách xổ giun và tiêm ngừa theo định kì

2. Dinh dưỡng chăm sóc chó con 

 width=

Nếu chó con không được bú sữa mẹ trong 12 tiếng đầu tính từ lúc sinh thì cần cho chó con bú bằng bình bú hoặc xy lanh. Việc này cần được bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện.

Lượng calo chó con cần tiêu thụ:

  • Từ lúc sinh tới 7 ngày tuổi: 132-152 kcal/ngày
  • Khi đạt đủ 14 ngày tuổi: 154-174 kcal/ngày
  • Từ 14 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi: 176-196 kcal/ngày
  • Chó được 1 tháng tuổi: 198-220 kcal/ngày

Có thể sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý:

  • Mật ong có chứa vi khuẩn gây đột tử chó con
  • Vệ sinh làm khô bình sữa, xy-lanh trước và sau khi cho bú
  • Sữa cần được làm ấm 36-38 độ C khi cho bú
  • Cần được sự hướng dẫn của bác sĩ khi cho chó con bú bằng xy-lanh hoặc bình bú
  • Chó con cần được ợ hơi (đưa hơi từ dạ dày ra) sau mổi lần bú. Giữ chó con đứng thẳng hoặc qua khỏi vai của bạn, vỗ nhè nhẹ vào lưng chó.
  • Không dùng lòng trắng trứng sống vì có thể gây thiếu Biotin (vitamin H).

3. Vệ sinh cho chó con như thế nào ?

Theo lẻ tự nhiên thì chó con không thể đi vệ sinh bình thường vì các cơ quan chưa được hoàn thiện. Khi đó chó mẹ sẽ liếm vào hậu môn và bộ phận sinh dục để kích thích chó con đi vệ sinh.

Vậy nếu không có chó mẹ kích thích thì bạn phải là người thực hiện công việc này.

  • Bước 1: Cần một miếng khăn giấy mềm thấm nước ấm
  • Bước 2: Chà nhẹ vào vùng hậu môn và sinh dục 1-2 phút

Thao tác trên cần lặp đi lặp lại sau khi chó bú xong và kéo dài 21 ngày, để ruột và bàng quang phát triển hoàn thiện.

Theo dõi phân và nước tiểu xem có dấu hiệu bệnh hay không. Nếu nước tiểu trong và có màu vàng nhạt là dấu hiệu chú chó của bạn khỏe mạnh.

4. Nhiệt độ nơi ở cho chó con như thế nào ?

Chó con còn quá nhỏ nên cơ thể không thể tự động điều chình nhiệt độ như chó trường thành được. Chúng cần có đèn sưởi. Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tránh làm bỏng da.

5. Phòng bênh cho chó con

Đa số chó con không được bú sữa đầu chó mẹ rất dễ nhiễm bệnh Carre, Parvo,… Vì sữa mẹ chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp chó con có hệ miễn dịch tốt.

Vậy phòng bênh cho chó con khi không được bú sữa mẹ như thế nào ? 

  • Xổ giun cho chó con bắt đầu 25 ngày tuổi, 40 ngày tuổi, và lặp lại 1 tháng/ lần
  • Tiêm phòng Vaccine khi chó được 45 ngày tuổi và tiêm phòng đúng theo lịch chỉ dẫn bác sĩ
  • Luôn giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ thoáng mát
  • Tránh tiếp xúc chó lạ phòng trường hợp lây bệnh chéo
  • Thường xuyên phơi nắng chó con vào mỗi buổi sáng
  • Sát khuẩn tay chân của bạn trước khi tiếp xúc với chó con
  • Sữa hoặc thức ăn nên được hâm nóng 36-38 độ C trước khi cho chó con ăn

Qua bài viết trên nếu các bạn có thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi:

Facebook: PHÒNG KHÁM THÚ Y HÒA HÒA

 width=

 

 

 

 

 


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *