Cách dạy chó sủa người lạ và huấn luyện chó giữ nhà

Làm thế nào để dạy chó sủa và huấn luyện chó giữ nhà? Điều này còn phụ thuộc vào giống chó cảnh bạn nuôi dữ hay hiền. Bản năng canh gác và trung thành với gia đình của loài chó là số một. Tuy nhiên, làm thế nào để chú chó của bạn có thể giữ nhà một cách hiệu quả và biết cách sủa người lạ. Bạn có thể tham khảo những cách huấn luyện chó giữ nhà và sủa khi cần mà Longkhanhpets.com sắp chia sẻ dưới đây..

Bản tính của chó giữ nhà tại Việt Nam

Chó giữ nhà là vệ sĩ bảo vệ phạm vi trong nhà, cảnh giác phòng tránh kẻ thù. Chúng bảo vệ đồ vật và trẻ em là chủ yếu. Chó giữ nhà có thể bình tĩnh chống lại kẻ xấu, sủa “gâu gâu”để người nhà chú ý đến. Chúng có thể một mình xuất sắc có thể đẩy những vị khách không mời đến một góc. Khiến họ không dám động đậy một bước đợi chủ nhân đến xử lý. Những chú chó có kỹ năng như vậy thật sự không nhiều.

Chính vì vậy, chủ nhân cần có những bài học dạy chó sủa và huấn luyện chó giữ nhà một cách chi tiết. Loài chó rất thông minh, hơn nữa khả năng bảo vệ nhà, bảo vệ lãnh thổ của chúng không loài nào có thể vượt qua. Chỉ cần dành một chút thời gian cho chúng là bạn chắc chắn thành công.

Cách huấn luyện chó giữ nhà tốt nhất

Lúc đầu khi huấn luyện chó giữ nhà, hãy nhờ một người bạn giúp đỡ. Chó sẽ không biết người bạn đó là ai, coi như khác lạ. Vị khách không mời mà cứ thế đi thẳng vào nhà thì việc dạy chó sủa mới có hiệu quả.

Huấn luyện chó giữ nhà khi khách mang theo vũ khí

Khi tiến hành bài học huấn luyện chó giữ nhà, bạn nên để chó ngửi mùi dao trước. Sau đó giấu trong người để chó nhìn thấy. Rồi để người “khách: cũng mang một con dao đến gặp bạn. Người khách vừa vào cửa, bạn ra lệnh cho chó chú ý.

Đợi khi khách lạ tiến vào, bạn lập tức giả vờ tức giận. Sau đó lớn tiếng trách mắng khách, rồi lục soát trên người khách. Cuối cùng lấy dao trên người họ ra, tức giận ném xuống đất, rồi đẩy khách ra ngoài. Lệnh cho chó ngửi mùi trên dao, nói với nó “Chú ý!”. Lúc này ra lệnh chó con gầm gừ và dạy chó sủa. Nếu vị khách không dừng bước, liền cắn vào quần áo của họ. Nhưng tuyệt đối không cho phép cắn khách bị thương. Lặp lại để cún hiểu và ghi nhớ bài tập huấn luyện chó giữ nhà.

Huấn luyện chó giữ nhà khi khách không mang theo vũ khí

Lần thứ hai lại để người khách lạ tiến vào mà không mang theo vũ khí gì. Ra lệnh cho chó đánh hơi. Nếu chó không để khách lạ tiến vào, liền ngăn cản rồi nói “Họ không có dao”. Sau đó lấy dao trong tay mình ra cho chó xem. Rồi hòa nhã mời khách vào phòng ngồi.

Lặp lại huấn luyện như thế nhiều lần. Sau này chó ngửi thấy người có dao trên người, sẽ đặc biệt chú ý và cảnh giác. Mà người không được chủ nhân cho phép sẽ không để họ tiến vào. Khi chủ nhân bị bọn côn đồ tấn công bằng dao, chó sẽ anh dũng nhảy lên vồ lấy tên côn đồ, rồi cướp dao của họ. Tập luyện như vậy chó con sẽ quen dần và biết sủa người lạ. Khi trong phòng không có người, dạy chó sủa giúp cún cưng trông coi, không cho bất cứ ai tự tiện vào nhà

Huấn luyện chó giữ nhà giúp ích rất nhiều cho bạn. Nó có thể ngửi được mùi thuốc súng giấu trên người, để tránh chủ nhân bị người khác ám sát. Khi nguy cấp, nó có thể ra tay trước, cắn vào cổ tay, cổ họng của sát thủ, kẻ cướp, giúp chủ nhân thoát khỏi nguy hiểm. Bài học có thể áp dụng cho tất cả các giống chó như Poodle, Pitbull, Béc Giê, Pug, Phốc sóc, Alaska…

Lưu ý khi dạy chó sủa trông giữ nhà

Dạy chó sủa người lạ và huấn luyện chó giữ nhà, nên cố gắng để chó hiểu được ngôn ngữ của con người. Đây là mục tiêu cao nhất. Khi nó ở trong nhà, không chỉ là thành viên trông nhà, nó còn là một nhân viên tiếp khách có lễ phép, giỏi quan sát sắc mặt chủ nhân. Nghe được chỉ huy của chủ nhân, nhanh nhẹn làm các công việc tiếp khách.

Cách dạy chó sủa theo lệnh Clicker

Các bước dạy chó sủa

Chỉ với 5 bước dạy chó sủa cơ bản dưới đây, chú chó sẽ sủa theo mệnh lệnh của bạn:

  1. Cố định chó: Xích chú chó vào gốc cây hoặc ở đâu đó chắc chắn, an toàn.
  2. Tạo hung phấn cho chó: Bạn có thể cầm đồ chơi cho chó mà nó thích hoặc các đồ khác mà làm nó phấn khích.
  3. Bắt đầu vào bài: Khi chú chó của bạn thất vọng, ham muốn mà nó không có được món đò chơi thì nó sẽ sủa. Mục đích ở đây là làm chó nó tức giận. Bạn có thể đung đưa đồ chơi trước mặt chú chó quất qua lại ngoài tầm với của nó. Chắc chắn chú cún sẽ bực bội và dẫn đến là nó sẽ “Sủa”. Khi đó là chúng ta đã thành công trong việc dạy chó sủa.
  4. Khen thưởng: Ngay khi có tiếng chó sủa bạn bấm Clicker và khen thưởng nó bằng cách cho phép nó chơi với món đồ đó. Đồng thời kết hợp khen thưởng.
  5. Lặp lại nhiều lần: Tiếp tục chơi trò chơi này cho đến khi chú chó của bạn thường xuyên sủa. Bây giờ bạn có thể thêm lệnh “Sủa” hoặc ký hiệu bằng tay. Nếu nó sủa là gần thành công rồi đấy. Tiếp tục khen ngợi, thưởng cho nó. Sau khi quen lệnh bạn chỉ cần làm ký hiệu, đọc lệnh sủa mà nó sủa thì các bạn khen ngợi và thưởng đồ ăn. Thức ăn cho chó có thể là hạt, xúc xích hoặc bánh thưởng. Hàng ngày luyện tập thường xuyên, dạy chó sủa để chó nhớ lệnh.

Diễn giải bài học dạy chó sủa

Nếu bạn có một chú chó rất ham đồ chơi, thích đồ ăn… hãy xích nó lại và cầm món đồ chúng thích hàng ngày đung đưa trước mắt. Việc nhìn thấy đồ chơi như vậy rất dễ khiến cho chú chó sủa. Khi tiếng sủa đầu tiên cất lên, ngay lập tức tiến lại gần bấm Clicker và thưởng ngay cho nó đồ chơi, vuốt đầu khen ngợi.

Trong trường hợp chú chó thích đồ chơi nhưng không sủa, hãy gọi một chú chó khác tới và chơi đùa với chú chó đó ngay trước mặt nó. Vì bản năng ghen tị nó đã phải sủa để đòi được chơi. Lặp đi lặp lại ngay khi nó hiểu, nó sẽ phải sủa thì mới được chơi. Áp dụng lệnh “Sủa”, khi chú chó sủa hãy thưởng ngay đồ chơi. Khi chúng hiểu mệnh lệnh của bạn, bài tập dạy chó sủa người lạ coi như thành công.

Tác dụng của việc sử dụng Clicker huấn luyện chó

Clicker huấn luyện chó là một công cụ có thể phát ra âm thanh đặc trưng. Có thể hỗ trợ bạn trong việc dạy và hướng dẫn chó thực hiện các mệnh lệnh một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng đồ dùng này cũng cực kì đơn giản.

Để huấn luyện chó thành công với Clicker, bạn cũng phải bỏ ra một chút công sức. Trong thời gian đầu cho cún làm quen với Clicker. Bước đầu tiên bạn phải làm chính là dạy cho cún nhận thức được nghe tiếng tách đồng nghĩa là nó sắp được ăn. Để thực hiện điều này, bạn hãy đến gần cún khi cún đang đói, ấn vào Clicker rồi đưa đồ ăn cho cún. Lâu dần cún sẽ hiểu được, mỗi lần nghe âm thanh là một lần có đồ ăn.

Khi cún cưng của bạn thực hiện đúng mệnh lệnh, ví dụ dạy chó sủa, im lặng, ngồi, nằm, huấn luyện chó giữ nhà… thay vì vuốt ve hay cho đồ ăn, bạn chỉ cần ấn vào Clicker để nó phát ra tiếng động. Khi nghe được âm thanh đó, cún sẽ hiểu là nó đã làm đúng và có thể sẽ được thưởng. Bạn có thể mua Clicker và còi siêu âm huấn luyện chó tại tất cả các cửa hàng thú cưng Longkhanhpets.com trên toàn quốc.

Dạy chó sủa người lạ theo hứng thú ngẫu nhiên

Nếu không có quá nhiều thời gian để dạy chó sủa người lạ bằng các cách trên, bạn có thể sử dụng bài học dưới đây. Khi chú chó đang sủa một điều gì đó bất thường. Ví dụ 1 con gà, mèo, chim, sủa khi thấy ai đó đi qua hay sủa món đồ chơi nào đó… hãy thực hiện huấn luyện chúng ngay.

Lúc này, thần kinh nó đang được kích thích và hưng phấn. Khi chó bắt đầu sủa hãy lập tức khen ngợi vuốt ve, kết hợp câu lệnh “Sủa”. Vì những lúc như vậy, thần kinh của chú chó sẽ nhạy bén và linh hoạt hơn. Lặp đi lặp lại khi có ký hiệu hoặc hiệu lệnh mà chó sủa như vậy là thành công.

Cách huấn luyện dạy chó sủa phải thật tinh và nhanh nhạy mới có thể nắm bắt được và dậy chó. Dần dần chú chó sẽ quen dần với câu lệnh này của bạn. Sau khi chó không còn sủa nữa và giữ im lặng, tiếp tục nhìn chúng và khen thưởng chúng.

Cách dạy chó không sủa bậy và im lặng theo lệnh

Các bước huấn luyện chó im lặng

Việc huấn luyện chó giữ nhà thông qua tiếng sủa rất tốt. Tuy nhiên, tiếng chó sủa dai dẳng làm cho bạn và những người hàng xóm cảm thấy phiền phức và khó chịu. Vậy, phải ngăn chó ngừng sủa bằng cách nào đây?. Lệnh “Im lặng” là một lệnh vô cùng hữu ích khi chú chó đang bị kích thích về vấn đề nào đó khiến cho nó sủa hay nó nghịch ngợm.

Hành vi chó sủa nhiều là tốt vì nó cảnh báo cho bạn về những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Nhưng nó có thể rất khó chịu nếu chú chó sủa không đúng lúc. Với lệnh này, bạn có thể dạy cho chú chó im lặng khi bạn ra lệnh “Im lặng”. Lệnh huấn luyện chó giữ im lặng có thể áp dụng trong trường hợp này.

  1. Nhìn tập trung về chú chó của bạn trong khi nó đang sủa. Nếu nó nhìn bạn và dừng lại sủa, dù chỉ một giây, bấm Clicker và thưởng
  2. Lặp lại điều này nhiều lần, cuối cùng thêm từ “Im lặng” khi bạn bấm Clicker và thưởng.
  3. Ôn luyện sau các buổi học. Nếu chú chó sủa hãy lệnh: “Im lặng” và nó dừng lại thì cũng bấm Clicker và thưởng. Lặp lại điều này cho đến khi chú chó làm chủ được mình khi bạn hô lệnh. Mỗi khi bạn lặp lại, cố gắng cho nó im lặng lâu hơn.
  4. Bây giờ, bạn có thể thêm một tín hiệu tay để giúp đỡ với bài học này. Sử dụng ngón tay trỏ chỉ thẳng vào mặt bảo nó “Im lặng” bằng cách nói gằn giọng. Lập tức nó hiểu và cảm nhận được thái độ nghiêm khắc của bạn và ngoan ngoãn hơn.

Diễn giải cách dạy chó không sủa

Những chú chó Poodle, Becgie, Pug, Phốc… có tính cảnh giác cao. Đây chính là bản năng của nó. Nó sủa khi gặp người lạ, hoặc gặp những chú chó khác. Nó làm nhiều người hoảng sợ khi nó đi qua. Và sau khi nó học được lệnh này, nó đã rất thân thiện. Nó chỉ được phép hung dữ khi bạn cho phép. Việc dạy sủa người lạ và im lặng khi cần thiết sẽ giúp chú chó của bạn không gây ra phiền phức cho mọi người.

Khi huấn luyện cũng gặp không ít khó khăn, bạn phải có phương pháp khắc phục ngay lập tức. Khi bạn nhìn nó với ánh mắt nghiêm khắc, chú chó sẽ biết bạn đang để ý tới nó. Bạn không thích hành động đó của nó. Sau đó chú chó sẽ bỏ qua cái nó đang quan tâm và nhìn bạn. Bạn có thể khiến nó chú ý đến bạn bằng cách gọi tên. Cuối cùng khi nó ngừng sủa thì bạn bấm Clicker và thưởng.

Kết hợp bài dạy chó sủa người lạ và giữ im lặng sẽ giúp chú cún trở lên ngoan ngoãn hơn. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ tấn công người lạ của cún con. Vì thông thường việc sủa liên tục, kéo dài sẽ dẫn tới các hành vi hung hăng.

Huấn luyện chó biết xin phép trước khi ra ngoài

Huấn luyện chó con không phải là một việc dễ dàng, ngay cả với những người nuôi chó lâu năm. Đa số người nuôi chó thường kết hợp việc ra ngoài đi dạo với cho chó đi vệ sinh để xây dựng các bài huấn luyện. Một vài chú chó con tự biết thông báo với bạn nó muốn ra ngoài. Nhưng đa số huấn luyện mới hiểu được.

Dấu hiệu chó con muốn ra ngoài đi vệ sinh

  • Chó đi vòng tròn.
  • Đánh hơi.
  • Rên rỉ.
  • Đi từng bước.
  • Di chuyển đến một phòng tương đối xa, trốn trong một góc hoặc đằng sau đồ nội thất.
  • Đứng ở cửa.
  • Cào cửa.
  • Tiếp cận những vật dựng thẳng như tường hoặc chân đồ gia dụng. Đánh hơi hoặc đứng thẳng, dường như muốn nâng một chân lên (thường là chó đực).
  • Dựa gần vào người bạn, nhìn chằm chằm, kêu lên hoặc lắc đầu..

Cách huấn luyện chó con biết xin ra ngoài?

Huấn luyện chó giữ nhà, sủa là những bài học cơ bản. Nâng cao hơn là dạy cunc con biết xin ra ngoài mỗi khi muốn đi vệ sinh, đi dạo. Nếu bạn thấy chó có những dấu hiệu muốn đi vệ sinh như trên, lập tức dẫn chó con ra ngoài. Hãy khen thưởng ngay để chó con biết nó vừa làm đúng. Và ghi nhớ hành vi của chó con để sau này có thể nắm rõ được.

Nếu không có gợi ý rõ ràng, vậy bạn phải huấn luyện chó con. Ví dụ, dạy chó con khi muốn ra ngoài thì đứng ở cửa. Nhưng cách này không hiệu quả nếu bạn không có mặt ở đó. Vậy phải làm thế nào? Có một cách đơn giản nhất chính là đặt một cái chuông ở cửa. Huấn luyện chó con khi muốn ra ngoài thì sẽ gõ chuông.

Dạy chó con cách rung chuông

Mua một cái chuông cửa cho chó con hoặc tự làm một cái. Treo nó ở trên cửa hoặc trên trên tay nắm cửa. Trước khi huấn luyện có thể chuẩn bị một ít đồ ăn vặt. Ví dụ như xúc xích, pate, bánh thưởng cho chó … Sau khi nói “chạm” liền đặt chuông trước mũi chó con. Nó sẽ dùng mũi chạm vào, nếu không chạm vào, lấy đồ ăn vặt thu hút nó

Sau khi nó chạm vào rồi, phải lập tức nói tốt. Vậy nó sẽ biết làm như thế là đúng. Lặp lại hành động này 10 – 15 lần. Đến khi bạn đặt chuông trước mặt nó, nó sẽ lập tức chạm vào. Khi chó con đã tự tin dùng mũi để chạm vào chuông, có thể thử đặt nó ở những nơi gần hơn. Mỗi khi bạn nói chạm, chó con có thể chạy qua chạm vào chuông. Có thể huấn luyện 3 – 5 ngày cho chó quen dần.

Bây giờ bạn mỗi lần trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy chạm vào chuông cửa rồi mới đi ra. Khi ở gần cửa gọi chó con qua chạm vào chuông. Khi nó đụng vào chuông thì mở cửa để nó ra ngoài. Như vậy, chó con có thể nhớ bài rất nhanh và thực hiện răm rắp mỗi khi nó muốn ra ngoài.

Những chú ý khi huấn luyện chó rung chuông

Khi nó hiểu được chạm vào chuông để ra ngoài, chó con có thể chỉ muốn ra ngoài mà không phải muốn đi vệ sinh. Vậy bạn phải để nó biết ra ngoài chỉ có thể là đi vệ sinh. Nếu nó ngoan ngoãn đi vệ sinh liền có phần thưởng. Nếu không hãy mang nó về nhà và không có bất cứ phần thưởng nào cả.

Chó con mở được những loại cửa nào?

Dạy chó tự giác đóng mở cửa là bài học không quá khó. Nhưng lưu ý, chú chó chỉ có thể mở một số loại cửa. Trên thực tế, những cánh cửa có tay cầm là nắm tay xoay thì nó không thể mở. Cách những chú chó mở cửa thật dễ dàng. Chỉ bằng cách kéo một miếng vải hoặc dây gắn vào một chốt, khi chú chó kéo chốt, cánh cửa tự động mở bung ra. Bạn có thể dạy cún bài học này ngay sau bài huấn luyện chó giữ nhà và rung chuông xin phép ra ngoài.

Bạn có thể sử dụng bài học này để dạy cho chú chó có thể tự mở cửa để đi ra ngoài vệ sinh. Nhưng chỉ dạy lệnh này nếu bạn có một hàng rào trong sân an toàn. Bạn có thể sử dụng bài học này cho một loạt các ứng dụng khác như mở và đóng cửa tủ lạnh.

Dạy chó tự giác mở cửa

Đầu tiên bạn cần dạy chó biết kéo co, có thể tham khảo tại đây:

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Các bước dạy chó tự giác mở cửa không khó như bạn nghĩ, nó cũng đơn giản tương tự như huấn luyện chó giữ nhà, sảu và im lặng. Chỉ cần thực hiện sau 3 bước là có thể thành công:

  1. Sau khi dạy lệnh kéo co thành công, bạn chỉ cần buộc miếng vải vào cửa ra vào hoặc tủ lạnh và hô “kéo”. Chú chó sẽ kéo miếng vải. Lập tức bấm ngay clicker thuởng cho nó.
  2. Hãy lặp lại nhiều lần buớc 1 và nói “mở”. Bất cứ khi nào nó kéo cánh cửa mở ra, bấm Clicker mỗi lần và thưởng.
  3. Sau buổi tập, chú chó sẽ có thể mở cửa theo lệnh của bạn.

Huấn luyện dạy chó tự giác đóng cửa

Ngoài các bài học huấn luyện chó giữ nhà, sủa theo mệnh lệnh… bạn còn có thể dạy cún cưng biết mở cửa, đóng cửa mỗi khi ra ngoài. Bài tập bao gồm 6 nội dung chính.

  1. Để dạy chó tự giác đóng mở cửa, bạn có thể sử dụng thanh huấn luyện dính trên cửa.
  2. Mỗi lần chú chó chạm vào nó làm cánh cửa di chuyển một chút thì bấm Clicker và thưởng.
  3. Lặp lại điều đó và bắt đầu chờ đợi cho đến khi chú chó đã đẩy cánh cửa đóng lại. Bấm Clicker và thưởng.
  4. Tiếp tục làm điều này cho đến khi chú chó đóng cửa mỗi lần. Bấm Clicker và thưởng.
  5. Bắt đầu nói “đóng cửa” khi đóng cửa. Sau khi lặp đi lặp lại hành động nhiều lần, chú chó sẽ phải đóng cửa theo lệnh của bạn.
  6. Kết hợp 2 lệnh. Nói “mở” “và “đóng” nhiều lần.

Lệnh này được áp dụng để hỗ trợ người khuyết tật trong việc mở và đóng cửa. Tuy nhiên, có thể sử dụng bài học này để chúng mở, đóng cửa tủ lạnh kết hợp với lệnh “lấy một thức uống” cho bạn. Chú chó chắc hẳn sẽ cảm thấy thấy hạnh phúc khi được làm việc cho bạn.

Nếu chú chó nhỏ của bạn chỉ kéo và đẩy cửa, nhưng không thể mở hoặc đóng cửa. Rõ ràng, chú chó nhỏ không thể mở hoặc đóng cửa nặng. Hãy tìm một cánh cửa nhẹ hơn như một tủ đồ chơi để mở và đóng dễ dàng hơn.

Hãy hiểu rằng trong khi dạy chú chó của bạn mở cửa, đồng nghĩa với việc nó có thể sử dụng bài học này để thoát khỏi nhà vào một ngày khá nhàm chán. Việc này trái ngược hoàn toàn với bài huấn luyện chó giữ nhà. Vì chó con tự ý bỏ ra ngoài sẽ rất nguy hiểm. Đồng thời tạo điều kiện cho người xấu đột nhập vào nhà. Chính vì vậy, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi dạy chó tự giác đóng mở cửa nhé. Chúc bạn thành công!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *