Chó Bị Lòi Dom – Sa Trực Tràng

Chó Bị Lòi Dom – Sa Trực Tràng – Cách Xử Lý

 width=

Sa trực tràng là bệnh ít gặp trên chó nhà, nhưng bổng một ngày chú chó cưng nhà bạn bị sa trực tràng thì phải làm sao ?

Hôm nay Longkhanhpets sẽ cùng bạn tìm hiểu để điều trị kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.

1. Thế nào là sa trực tràng ?

Sa trực tràng có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của chó. Trường hợp này có thể xảy ra ở chó đực lẫn chó cái. Chó cái sẽ dễ bị hơn do sinh sản.

Sa trực tràng hiểu đơn giản là các lớp bên trong của trực tràng bị đẩy ra hoặc nhô ra khỏi hậu môn. Thường gặp khi chó rặn đi đại tiện hoặc sinh nở.

2. Triệu chứng bệnh sa trực tràng

  • Phát hiện khối u nhô ra từ hậu môn, dễ thấy khi chó rặn đi đại tiện hoặc sinh nở
  • Chó bị đau ở khối sa, chạy lòng vòng sủa inh ỏi
  • Chó bị tâm lý khi đi đại tiện hoặc sinh nở
  • Các loại sa trực tràng
  • Hai loại sa trực tràng thường gặp nhất
  • Sa trực tràng không hoàn chỉnh: chỉ có lớp trực tràng trong cùng nhô ra
  • Sa trực tràng hoàn toàn: tất cả lớp trực tràng đều nhô ra

3. Nguyên nhân sa trực tràng trên chó

  • Bệnh sa hậu môn

Đây là bệnh thường gặp nhất, các túi nằm hai bên hậu môn bị  tắc nghẽn, nhiễm trùng,… thậm chí ung thư gây ra.

  • Lỗ rò xung quanh hậu môn

Do các vết thương mãn tính gây nên, có mùi hôi ở các mô quanh hậu môn. Các lỗ rò này có thể rỉ dịch hoặc phân thường xuyên.

  • Thoái vị đáy hậu môn

Đây là thoái vị xảy ra gần hậu môn thường gặp ở chó đực từ 6 đến 8 tuổi.

  • Hẹp trực tràng và hậu môn trực tràng

Những vùng bị viêm hoặc do chấn thương, thường có ở trực tràng hoặc hậu môn.

  • Khối u

Dấu hiệu nhận biết thường đi tiểu hoặc phân có lẫn máu, chó đau đớn khi đại tiện. Nếu phát hiện sớm có thể phẫu thuật cắt bỏ tránh để lây lan các vùng xung quanh.

  • Dị vật

Do nuốt phải vật sắt nhọn, hoặc vô thô cứng… dẫn đến rách trực tràng hoặc hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sưng hoặc phù nề.

  • Nguyên nhân khác dẫn đến sa trực tràng ở chó
  1. Khó đi đại tiện
  2. Khó đẻ
  3. Tiêu chảy nặng (thường gặp ở chó con)
  4. Táo bón hoặc kí sinh trùng cũng làm tăng nguy cơ lòi trực tràng
  5. Đi tiểu khó khăn do nhiễm trùng tiết niệu
  6. Béo phì
  7. Bị một số bệnh rối loạn trực tràng, hậu môn

4. Điều trị bệnh

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng tổn thương của mô trực tràng. Nếu nhiễm trùng sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống kí sinh,…

Nếu mô trực tràng tổn thương ít bác sĩ thú ý có thể dùng tay đẩy vào, đặt lại vị trí ban đầu. Sau đó khâu hậu môn lại. Chó vẫn có thể đi đại tiện bình thường.

Nếu trực tràng tổn thương nặng thì cần phải thực hiện phẫu thuật. Vì vậy nếu phát hiện những triệu chứng trên bạn nhanh chóng đưa chó đến Phòng Khám Thú Y uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

5. Phòng bệnh sa ruột ở chó

  • Nên chuyển khẩu phần ăn từ khô sang chế độ ăn ướt để chó dễ đi đại tiện
  • Bổ xung thêm chất xơ vào mỗi bữa ăn
  • Thường xuyên sử dụng men tiêu hóa
  • Cho chó uống nhiều nước
  • Cho uống thêm nước khoáng có chứa vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng
  • Giữ nơi ở thoáng mát, sạch sẽ
  • Hạn chế tiếp xúc chó lạ tránh đánh nhau gây tổn thương phần sa trực tràng
  • Nếu chó cái trước đó đã bị sa trực tràng thì nên hạn chế cho chó sinh sản

Qua bài viết trên nếu các bạn còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ chúng tôi

 

Facebook: PHÒNG KHÁM THÚ Y HÒA HÒA

Link tham khảo: Hội chứng đường tiêu hóa trên chó – cách xử lý

 width=

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *