Chó Đau Chân, Chân Đi Khập Khiễng – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Khắc Phục

Phải Làm Gì Khi Chó Đau Chân, Đi Khập Khiển Và Cách Giải Quyết?

 width=
PKTY HÒA HÒA – 0934021222

Bỗng một ngày đẹp trời, chú chó của bạn chân đi khập khiễng sau khi chạy nhảy, nô đùa vì chúng là loài rất hiếu động.  Bạn không biết nguyên nhân và cách xử lý ra sao khi thấy chú chó cưng có vẻ đau đớn. Thì hôm nay longkhanhpets sẽ cùng bạn tìm hiểu.

1. Nguyên nhân khiến chó bị đau chân

Bị trật khớp, căng cơ, lệch hoặc gãy xương, nghiêm trọng hơn có thể bị bệnh thấp khớp, viêm khớp.

Chó bị dưới bàn chân: Do móng chân không được cắt gọn gàng, do đá nhọn hoặc thủy tinh khi chúng chạy nhảy, nô đùa.

Bị đau do căng cơ

Chú chó bị bong gân, trật khớp: Do tai nạn, té từ trên cao xuống, chạy nhảy,… nặng có thể dẫn đến gãy xương.

Đau chân do còi xương: Do bệnh rối loạn tiêu hóa dẫn đến chó bị suy dinh dưỡng, biến dạng xương, chân đi tập tễnh…

Bị phong thấp: Các khớp và mô xung quanh bị phù nề, sưng tấy dẫn đến đi lại khó khăn.

Đau chân do kí sinh trùng: Các loại ve, rận,… cắn vào da dẫn đến lở loét nếu không điều trị sớm vi khuẩn xâm nhập dẫn đến vét lở loét lan rộng. Trong thời gian dài các cơ bị yếu dần, dẫn đến tê liệt đau nhức, đi lại khó khăn..

2. Biểu hiện và cách khắc phục khi chó đau chân

  • Chân đi khập khiễn, co quắp, lười vận động. Bàn chân chảy máu, sưng tấy ( có mủ ). Lúc này bạn nên kiểm tra xem bàn chân của chúng có dị vật không, có phù nề hay sưng tấy không.
  • Cần giữ cho chó nằm yên, tuyệt đối không di chuyển, vuốt ve chúng để không vùng vẫy. Cho ăn đồ dễ tiêu, chú ý không để vết thương nhiễm trùng.
  • Bạn có thể chườm đá lạnh để bàn chân và khớp giảm viêm. Sau đó di chuyển chúng cẩn thận đến Phòng Khám Thú Y gần nhất để điều trị kịp thời.

3. Cách ngăn ngừa vấn đề đau chân ở chó

 

 width=
PKTY HÒA HÒA – 0934021222
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (Canxi) trong mỗi bữa ăn của chúng.
  • Thường xuyên cho chúng tắm nắng sớm để bổ xung Vitamin D.
  • Có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ trợ xương, khớp, tại Phòng Khám Thú Y.
  • Tránh để chúng hoạt động mạnh, các trò chơi nguy hiểm như nhảy từ trên cao xuống, nhảy liên tục, chạy nhanh…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp những khu vực có đinh nhọn, thủy tinh, đá sắt nhọn,…
  • Thường xuyên dẫn chú chó cưng đi dạo chậm để các khớp, cơ, xương hoạt động linh hoạt và dẻo dai. Nếu chúng bị đau chân nên cho nghỉ ngơi vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó vận động nhẹ lại.

4. Khi chó bị gãy xương phải làm sao ?

  • Để ý các dấu hiệu gãy xương như chân chó bị biếng dạng, không thể cử động. Kèm theo sưng tấy, bong gân hoặc có vấn đề về các chức năng. Chú chó của bạn có những hoạt động bất thường.
  • Khi chú chó của bạn bị gãy xương bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường tùy vào từng vị trí bị gãy. Có vài chổ cần xét nghiệm X-quang để chắc chắn hơn như xương sườn,xương sống…
  • Nếu chú chó của bạn gặp trường hợp bị gãy xương đều đầu tiên bạn cần làm là phân tích tình trạng gãy bằng hình ảnh X-quang. Cố định chú chó nằm im và nhanh chóng đưa đến Phòng Khám Thú Y gần nhất.

Lưu ý khi chụp X-quang chỉ chụp một phạm vi nhất định, bao gồm xương đầu và các khớp ngoại vi. Chúng ta chỉ xem hai mặt trước và mặt phụ. Vì vậy nếu chỉ dựa vào phim, có lẽ bạn sẽ không nhìn thấy vết gãy. Nên bạn cần chụp lại các góc độ, so sánh và xác định phần bị gãy.

5. Chó bị gãy chân có tự lành hay không? 

 width=
PKTY HÒA HÒA – 0934021222

Để phục hồi xương gãy cho chó của bạn thì phải làm theo chỉ dẫn của Phòng Khám Thú Y, tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết thương sẽ có những biện pháp xử lý riêng.

Nếu chỉ bầm tím hoặc bong gân chỉ cần chườm đá lạnh và chườm nóng lên vết bầm. Cần cho chúng nghỉ ngơi hoàn toàn.

Nếu xác định được chổ gãy, hãy lấy hai miếng gỗ phẳng có chiều rộng và chiều dài vừa với chân chó, đặt chổ gãy nằm giữa hai miếng gỗ và giữ cố định lại bằng băng. Sau đó nhanh chóng đưa đến Phòng Khám Thú Y để được điều trị kịp thời.

Trường hợp không thể cố định chổ gãy thì phải làm sao?

Cố định bên ngoài: Bằng thạch cao, nẹp và băng dính. Lưu ý nẹp và băng dính không điều trị chổ gãy chỉ giúp cố định, tránh chó hoạt động mạnh.

Cố định bên trong: Dùng đinh, vít,.. để cố định và nối các đầu xương gãy.

Tùy theo tính trạng gãy để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Thông thường xương chó con sẽ lành nhanh chó lớn. Thời gian khoảng từ ba đến bốn tuần xương sẽ cố định, từ mười hai đến mười sáu tuần có thể di chuyển chậm và hoàn toàn bình phục.

Lưu ý chăm sóc chó khi gãy xương

  • Tắm nắng vào sáng sớm
  • Cân bằng tỉ lệ canxi và phốt pho
  • Tăng cường mô sẹo vôi hóa
  • Kiểm tra thường xuyên độ liền của xương( nếu có điều kiện)
  • Luôn để chó nằm im tránh vận động, nghỉ ngơi nơi thoáng mát.

Qua bài viết trên các bạn còn thắc mắc gì cứ liên hệ tại đây. Longkhanhpets luôn tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

 width=

 

 

 

 

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *