Giải thích hành vi chó đực lại đòi phối giống chó đực

Trong thời kì chó đực phát dục, chúng thường xuyên có những hành vi ve vãn, tán tỉnh chó cái. Hành vi này có thể xuất hiện ở bất cứ giống chó nào, không phân biệt tuổi tác. Nhưng đôi khi hai chú chó cùng giới tính muốn “nhảy” lẫn nhau thì sao?

Rất nhiều người cho rằng nếu không khống chế hành vi này thì chúng sẽ trở thành thói xấu. Vậy nguyên nhân của hành vi này là gì? Ngoài việc biểu hiện sự thân thiện thì nó còn có ý nghĩa gì? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có quan hệ với thời kì chó đực phát dục

Bình thường thời gian chó đực phát dục là 7 đến 8 tháng tuổi. Nhưng có những giống chó cỡ nhỏ thì 5 tháng tuổi chúng đã có những dấu hiệu động dục đầu tiên. Khi chó bước vào tuổi trưởng thành, chúng bắt đầu tìm kiếm con cái ở quanh chỗ nó sinh sống.

Đồng thời chúng bắt đầu xác định địa vị xã hội của bản thân. Khi tiếp xúc với những con chó cùng loại khác, chó sẽ muốn thể hiện sự thống trị với đối phương. Có nhiều cách để chó thể hiện ý chí áp đảo đối với đồng loại.

Những con có hành vi “nhảy đực” với con khác thường có tính cách mạnh mẽ. Nó đang thể hiện vị trí đầu đàn với những con yếu hơn. Những hành vi này cũng thường thấy ở chó con. Đó cũng là một loại trò chơi của chúng.

Hành vi “nhảy đực” là hoạt động tương đối phổ biến. Không liên quan đến tình cảm đồng giới. Khi một con chó đực vồ một con chó đực khác là nó đang biểu hiện: ta là lão đại ở chỗ này. Đối với chó cái cũng tương tự như vậy.

Không nên ngăn cản bằng vũ lực

Theo quan sát của bác sĩ thú y, hành vi “nhảy đực” không chỉ xảy ra giữa loài chó. Có nhiều chú chó làm như vậy với chủ nhân và người xa lạ. Khi có khách đến chơi, chúng đã chồm lên và không ngừng cọ xát vào người của khách.

Hành động này khiến nhiều người nuôi chó cảm thấy mất mặt. Chúng ta thường tức giận, la mắng hoặc dùng vũ lực để răn đe chúng. Mục đích là để chúng sợ hãi mà không dám làm như vậy. Không “quấy rối” người khác nữa.

Nhưng chúng ta không biết rằng, việc la mắng cũng đánh vào lòng tự tin của các chú chó. Làm giảm địa vị xã hội của nó với các con chó khác. Cho nên nếu gặp phải tình huống này thì đừng đánh con chó. Phải dùng biện pháp chính xác để chúng hiểu được vị trí của mình mới là điều quan trọng.

Quan điểm cần tích cực hơn

Để chấm dứt thói quen này của chó, nhiều người đã đem chó của mình đi triệt sản. Nhưng nhiều trường hợp, chó bị triệt sản rồi vẫn có những hành động này. Vì đây là bản tính vốn có của chúng, nên hành vi “nhảy đực” là khó tránh khỏi.

Tư tưởng của những con chó không phức tạp như con người. Chúng “nhảy” lẫn nhau không chỉ đơn giản là do động dục. Mà đây là bản năng của chó ảnh hưởng từ tổ tiên chúng. Chúng dùng ngôn ngữ cơ thể đơn giản nhất để biểu đạt địa vị xã hội của chính mình.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *