Những Điều Cần Phải Biết Khi Bạn Bắt Đầu Nuôi Chó Mèo

5 Điều Cần Biết Khi Bắt Đầu Nuôi Chó Mèo

 width=

Đa số những người mới bắt đầu nuôi một bé cún hay một bé mèo thường có tâm trạng rất phấn khởi. Các bạn sẽ sắm đồ đầy đủ cho bé từ thức ăn hạt đến nơi ở ( chuồng, ổ nệm,…), quần áo,…

Nhưng đối với một bé cún hoặc mèo thì tâm trạng sẽ khác hẳn chủ nuôi mới. Chúng thường sẽ tỏ ra sợ sệt, căng thẳng, thậm chí stress nặng. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy những loài động vật có tình cảm,  khi chúng phải rời xa nơi ở cũ, chủ cũ,…

1. Đi vệ sinh đúng chổ

  • Xác định vị trí nơi vật nuôi đi vệ sinh

Nếu nhà bạn không gian nhỏ bạn nên chuẩn bị sẳn chậu, khay cát, hoặc thậm chí nhà vệ sinh. Ngược lại nhà bạn không gian rộng rãi có thể cho chúng đi vệ sinh sau vườn, gốc cây,…

  • Lập khung giờ ăn uống cụ thể

Thông thường vật nuôi sẽ đi vệ sinh sau khi ăn no. Việc lập khung giờ ăn uống cụ thể cũng giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát việc đi vệ sinh của chúng.

Chuẩn bị đồ dùng giúp vật nuôi đi vệ sinh đúng chổ

Các vật dụng cần chuẩn bị:

  • Chuồng nhốt

Nếu bạn xác định cho vật nuôi đi vệ sinh trong chuồng để nuôi thả rong trong khuôn viên nhà thì việc này vô cùng đơn giản. Bạn nên cho vật nuôi ăn trong chuồng và chỉ thả chúng khi đi vệ sinh xong. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thói quen cho chúng.

  • Khay cát

Cũng như trên, bạn đặt khay cát trong chuồng nuôi nhốt. Khi vật nuôi quen dần với việc đi vệ sinh trong khay cát thì mỗi lần mắc vệ sinh chúng sẽ tự động tìm khay cát để xử lý nổi buồn.

  • Bảng thời gian huấn luyện

Việc lập bảng thời gian huấn luyện sẽ phụ thuộc vào thời gian ăn uống của vật nuôi và thời gian làm việc của bạn. Thông thường thời gian ăn uống của vật nuôi chỉ được phép diễn ra trong 10 phút( Nếu còn đồ ăn thừa nên bỏ đi tránh việc để lâu ôi thiu) Sau đó bạn xích hoặc nhốt chúng ở nơi vệ sinh cho đến khi xử lý xong mới thả.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng 1 câu lệnh duy nhất khi chúng đi vệ sinh và khen thưởng sau khi giải quyết xong. Nếu chúng đi sai chổ nên la mắng ngay lập tức.

2. Giới thiệu nơi ở mới

 width=

Đa số chúng ta thường thả vật nuôi mới quanh nhà để chúng tự khám phá, nhưng điều này sẽ khiến cảm xúc chúng bị hoảng loạn. Vì có quá nhiều mùi hương, sinh vật, địa điểm mới, thay vào đó bạn nên để chúng khám phá từng nơi nhất định.
Nơi đó có thể là khu vực để thức ăn, nước uống hoặc không gian nhỏ có ổ ấm áp nơi vật nuôi ngủ.

3. Giới thiệu thành viên mới

Hầu hết các thành viên trong gia đình ai cũng muốn gặp thành viên mới, nhưng điều này không nên có thể làm vật nuôi hoảng sợ khi tiếp xúc quá nhiều người lạ. Bạn nên để chúng làm quen với từng thành viên một trong gia đình.

4. Chủng bị đồ chơi để chúng mài răng, móng

Khi bạn rước một bé cún hoặc mèo về nhà mới, chúng sẽ nhai, gặm thậm chí cào xé mọi thứ. Tuy nhiên bạn đừng trách chúng vì đây là hành động tự nhiên khi chúng ngứa răng hoặc mài móng. Vì thế bạn nên chuẩn bị sẵn dụng cụ mài, răng mài móng cho chúng.

5. Theo dõi vật nuôi khi mới về nhà

Chúng có thể nhiễm bệnh trước đó mà ta không biết, nếu có biểu hiện bất thường về hơi thở, phân, nước tiểu, viêm da, chân đi khập khiểng, ói, lừ đừ,… thì nhanh chóng liên hệ PHÒNG KHÁM THÚ Y UY TÍN hoặc đưa bé đến bác sĩ thú y gần nữa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Link bệnh chó mèo có thể tham khảo:https://longkhanhpets.com/meo-nhiem-felv-benh-bach-cau-o-meo/ width=

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *