Những Điều Bạn Cần Biết Về Tâm Lý Loài Mèo Để Hiểu Và Giao Tiếp Hiệu Quả

Loài mèo hay các bạn trẻ gọi là “Hoàng Thượng” bởi tính cách và tâm lý rất đặc biệt, không những là thú cưng còn là người bạn thận bên cạnh con người nhưng chúng ta vẫn không hiểu hết chúng, bởi chúng là những sinh vật bí ẩn, chúng rất thông minh, nhanh nhạy và luôn có những cách biểu đạt thái độ rất riêng. Dưới đây là một số bí mật về tâm lý loài mèo có thể khiến bạn bất ngờ hãy cùng longkhanhpets.com theo dõi nhé!

 width=

Tâm lý của  loài mèo thông qua tiếng kêu

Tiếng kêu của “Hoàng Thượng” có những ý nghĩa rất đặc biệt. Chúng phát ra những tiếng meo meo, nhưng mỗi âm thanh phát ra lại mang một âm sắc khác nhau. Sau đây là một số lý giải về âm thanh từ mèo :

  • Meow ngắn : lời chào.
  • Meow liên tục : chào hỏi một cách vui mừng.
  • Kêu meow âm vực thấp : yêu cầu nước hoặc thức ăn.
  • Meoww (kèm gru) kéo dài: một nhu cầu cho một cái gì đó.
  • Meoww (kèm gru) ở khoảng thấp: khiếu nại hoặc không hài lòng.
  • Miao (kèm gru) ở khoảng cao: giận dữ, đau hoặc bị sợ hãi.
  • Nhấp nháy môi- răng liên tục, nhanh: phấn khích, thất vọng.
  • Nhỏ nhẹ (kết hợp giữa meow và rừ rừ với âm được bẻ cong ) : lời chào thân thiện ,thường được sử dụng khi mèo mẹ gọi con.
  • Rừ rừ: Lời mời tiếp xúc gần hoặc sự chú ý.
  • Khè, khạc: Một dấu hiệu bị xâm lược nghiêm trọng.

Nếu hiểu được điều chúng muốn biểu đạt thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc rèn luyện chúng vào một thói quen hoặc hiểu khi chúng găp phải vấn đề nào đó cần con người giúp đỡ.

Tâm lý của loài mèo qua ngôn ngữ cơ thể

Tâm lý của Hoàng Thượng thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể cũng rất là quan trọng, giữa đồng loại với nhau thì ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ chính được mèo sử dụng. Những cử chỉ của chúng sẽ thể hiện rất nhiều điều, sau đây là một vài giải nghĩa có thể có ích cho bạn :

  • Đuôi thẳng hoặc hướng lên, cuộn tròn ở cuối: sự vui vẻ hạnh phúc.
  • Đuôi co giật, đập liên tục: rất vui mừng.
  • Đuôi rung: Vui mừng và hạnh phúc khi thấy bạn.
  • Lông đuôi dựng lên uốn thành hình chữ N: một sự xâm lược nghiêm trọng.
  • Đuôi thẳng, phần cuối đuôi không dựng đứng mà ở vị trí thấp: xâm phạm hoặc sợ hãi.
  • Đuôi thấp, giấu ở dưới hoặc phía sau: hoảng sợ.
  • Con ngươi dãn to: phấn kích (vui vẻ), cực kì hoảng sợ (khi bị gây hấn).
  • Mắt chớp chớp: trạng thái rất thoải mái.
  • Hếch mũi rồi nghiêng đầu : “tôi đã chấp nhận bạn”. Riêng hình ảnh này thì bạn sẽ rất hay bắt gặp khi đi bộ và nhìn thấy những chú mèo nằm trên cửa sổ hoặc đang tắm nắng.
  • Cọ xát vào bạn: đánh dấu bạn như của riêng.
  • Cọ mũi ướt vào bạn: cử chỉ trừu mến dành cho người mà nó yêu quý.
  • Cụp tai ra phía sau: Sợ hãi, lo âu, hoặc trong một tâm trạng rất phấn khích cũng được sử dụng khi đánh hơi một cái gì đó làm chúng tò mò.
  • Đánh lưỡi ra để liếm môi dưới: Lo lắng, sợ hãi.
  • Chà đầu, thân mình và đuôi với người hoặc con vật khác: chào mừng.
  • Cọ đầu: Thân thiện, tình cảm.
  • Hít mũi: Xác nhận danh tính.
  • Cào: đây là một dấu hiệu bình thường thể hiện sự phấn khích hoặc vui mừng. Đôi khi cũng là để… mài vuốt.
  • Liếm: dấu hiệu thể hiện cho sự tin tưởng. Chú mèo đã coi bạn như là gia đình của nó (như mèo mẹ làm sạch mèo con). Trường hợp thứ 2 là nó đang đòi thứ gì đó ngon ngon bạn đang cầm.

 width=

Tâm lý học của loài mèo

Mèo có thể huấn luyện và cảm nhận được: Toilet đúng chỗ, nhận biết người thân bằng âm thanh, cử chỉ vuốt ve. Chơi cùng các đồ chơi, cào móng vào trụ móng, quen nơi nằm ngủ thư dãn. Biết được giữa cào cắn để tự vệ khi gặp nguy hiểm và cắn đùa, cắn yêu với chủ của mình. Các động tác dùng đuôi, thân mình ” ghé chạm” vào chân chủ để nịnh, âu yếm hoặc vòi vĩnh xin ăn, xin bế ẵm…

Mèo có thể ” nói chuyện” được với chủ qua cử chỉ, tiếng kêu … còn gọi là ngôn ngữ cử chỉ (cat body language) . ta có thể hiểu được tâm trạng, nhu cầu hoặc biểu lộ tình cảm của mèo. Hãy quan sát và lắng nghe, bạn có thể ” nói chuyện, tâm sự được” với mèo của mình.

Các stress ảnh hưởng tới tâm lý của mèo: Mèo rất nhậy cảm với các thay đổi về: chỗ ở, có thêm vật nuôi khác hoặc chuyển chủ nuôi. Các tress này làm cho mèo hoảng sợ, sinh hoạt bất ổn định thậm chí bỏ chạy mất. Chỉ thay đổi vị trí đồ đạc trong phòng cũng làm cho mèo thay đổi về hành vi và thói quen.

Ngay cả các hành động bất thường mà hàng ngày không thấy có của chủ nuôi như: sau rượu, cáu gắt, động tác thô bạo, đánh đuổi…mèo cũng phân biệt được giữa đùa và thật.

Hỗ trợ chữa bệnh cho mèo bằng Tâm lý học Liệu pháp: Một số bệnh về tinh thần, đau đớn…mèo sẽ nhanh khỏi hơn, cải thiện tốt hơn nếu được chủ âu yếm vuốt ve và truyền hơi ấm cho chúng. Mèo của bạn sẽ tự tin và yên tâm hơn khi nằm trong vòng tay, áp vào ngực của chủ yêu. Đổi lại, mèo cũng tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, tâm lý cho chủ nếu chủ bị ốm. Tại một số bệnh viện Âu châu, Úc châu người ta cho phép bệnh nhân tim mạch được mang mèo vào viện cùng với bệnh nhân điều trị.

Những chủ mèo còn trẻ mà biết chăm nuôi mèo tốt, khoa học và hiểu tâm lý mèo thì chắc chắn sẽ rất khéo nuôi dạy con của mình sau này.

 width=

Kết luận

Bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin về tâm lý của loài mèo, hy vọng giúp cho các bạn hiểu hơn về tâm lý và tập tính của các “Hoàng Thượng” để giao tiếp và chăm sóc hiệu quả hơn

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *