Sơ Cứu Chó Sốc Nhiệt – Phòng Tránh Sốc Nhiệt

Sơ Cứu Nhanh Khi Chó Sốc Nhiệt Và Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Trên Chó

 

 width=
PKTY HÒA HÒA – 0934021222

Nếu như cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt, có thể nguy hiểm đến tính mạng thú cưng. Ở chó cũng vậy, cơ thể chúng sinh ra là hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt.

Vì thế chúng ta không thể biết khi nào cơ thể chúng trở nên quá nóng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng bất ngờ dẫn đến nguy hiểm đến chó.

Hôm nay Longkhanhpets sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu khi chó sốc nhiệt nhé.

1. Nguyên nhân chó sốc nhiệt

Trên cơ thể mỗi chú chó chỉ có 2 tuyến mồ hôi phần lớn ở lưỡi và một ít ở gan bàn chân. Đối với giống chó nhiều lông xung quanh gan bàn chân thường có lông để giúp chúng không thoát nhiệt.

  • Bị sốc nhiệt do bị nhốt trong ô tô
  • Giống chó lai tạo của giống chó mõm ngắn như English Bulldog, Pug, Bull Pháp… với các giống chó vùng lạnh có lông dày như Samoyed, Alaska, Chow Chow
  • Vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng
  • Chó bị sốc nhiệt do chó bị bệnh như bệnh tim, tăng huyết áp…
  • Do chó già, đặc biệt với các giống chó lớn trên 7 năm tuổi, các giống chó nhỏ trên 14 năm tuổi
  • Chó bị sốc nhiệt do bị thừa cân, béo phì
  • Do chó phải làm việc hay rèn luyện quá sức
  • Chó có sức khỏe yếu vì ốm hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh

2. Chó sốc nhiệt do mất nước

3. Biểu hiện chó sốc nhiệt

  • Nhiệt độ chó cao bất thường
  • Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
  • Cực kỳ khát nước
  • Nhiệt độ trực tràng cao
  • Yếu và mệt mỏi
  • Nôn mửa thường xuyên
  • Chó bị sốc nhiệt thường bước đi mất phương hướng, mất thăng bằng.
  • Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
  • Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
  • Chó bị sốc nhiệt sẽ rất khó thở
  • Suy sụp hoặc hôn mê
  • Nhiều nước bọt
  • Chó bị sốc nhiệt tăng nhịp tim nhanh.
  • Xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa dẫn đến triệu chứng nôn và đi ngoài ra máu.

4. Cách sơ cứu nhanh khi chó bị sốc nhiệt

 width=
PKTY HÒA HÒA – 0934021222
  • Nhanh chóng đưa chó vào chỗ râm mát và loại bỏ nguồn nhiệt
  • Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó bị sốc nhiệt
  • Phủ khăn ướt lên chú chó
  • Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nên bật điều hòa với nhiệt độ  khoảng 28 – 30°C. Tuy nhiên không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2 – 3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Cần chú ý tới cả việc điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa sao cho phù hợp. Nhiệt độ chênh lệch trên 10°C dễ gây đột quỵ tim mạch
  • Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước. Dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí được lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn

5. Các chỉ số phòng tránh sốc nhiệt ở chó

  • Nhiệt độ cao hơn 37.7°C: áp dụng chúng với các con vật dễ mắc bệnh khi nhiệt độ trên 32°C
  • Chỉ số nhiệt trên 22°C: bắt đầu thực hiện phương pháp phòng tránh với các con vật dễ mắc bệnh
  • Chỉ số nhiệt trên 23.8°C: áp dụng phương pháp phòng tránh bệnh do nhiệt cho các con vật dễ mắc bệnh một cách tuyệt đối

6. Phòng tránh sốc nhiệt ở chó

  • Thay đổi thời gian vui chơi, huấn luyện chó vào những lúc trời mát
  • Không cạo hết lông của chó
  • Hạn chế huấn luyện, vui chơi khi chó ăn no
  • Không phơi nắng chó quá 8h sáng
  • Kiểm tra nhiệt độ khi vận chuyển chó vào mùa hè
  • Nơi ở chó thoáng mát, sạch sẽ
  • Tắm và cắt tỉa lông chó thường xuyên

Qua bài viết trên nếu các bạn còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ chúng tôi

Facebook: PHÒNG KHÁM THÚ Y HÒA HÒA

 width=

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *