Bệnh Parvovirus : Triệu Chứng, Chuẩn Đoán, Điều Trị, Phòng Ngừa

Bệnh Parvovirus là bệnh truyền nhiễm trên chó dưới 1 năm tuổi, tỉ lệ chết rất cao nếu chúng ta ko can thiệp hổ trợ, bệnh làm cho chó mệt mõi, bỏ ăn, ói và tiêu chảy kèm theo máu, phân có mùi đặc trưng rất khó chịu. Chúng ta cũng tìm hiểu về triệu chứng, chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhé!

 width=

Căn Bệnh Học

Chó dưới 1 năm tuổi có ti lệ nhiễm bệnh parvo rất cao nếu chưa được tiêm vaccine theo lịch. Tỉ lệ chết cao. Bệnh Parvo Họ Parvoviridae. Giống Parvovirus ở chó typ 2 (Canine Parvovirus type 2) Parvovirus typ 1 không gây bệnh

Triệu chứng bệnh Parvovirus

Chó dưới 1 năm tuổi có những triệu chứng ủ rủ, sốt, bỏ ăn, sau đó ói ra bọt kèm theo đi phân có mùi rất tanh hôi đó là những triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết. Bệnh Parvovirus có 2 thể :

Thể đường ruột: Là triệu chứng viêm dạ dày – ruột. Ói mửa, tiêu chảy cấp tính với số lượng phân có lẫn máu rất nhiều . Tính chất phân có màu xám vàng đến vàng sậm đen sau đó là máu tươi. Thời gian nung bệnh: 3 -5 ngày. Chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ lịm hay liệt nhược kết hợp với ói mữa và tiêu chảy

Thể cơ tim: Là có triệu chứng chó con khó thở, la rên rỉ, nôn khan. Xuất hiện đột ngột nhanh chóng. Rối loạn nhịp tim, suy tim làm chó con chết nhanh.  Thường gặp trên chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi.

Chuẩn Đoán bênh Parvovirus

Chuẩn đoán bệnh parvo dựa vào các triệu chứng lầm sáng như : sốt, ủ rủ, bỏ ăn, nôn ói nhiều lần, đi phân chảy máu tươi hoặc đỏ sậm dữ dội( vọt cần câu), phân có mùi hôi tanh.

 width=
Hình ảnh chú chó nhiễm bệnh đi phân có máu và ký sinh trùng

Chó non lứa tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, chưa tiêm phòng rất dễ bị nhiễm bệnh, khi nhiễm có thể sốt nhưng không cao( không có sốt 2 pha). Giảm bạch cầu và có thể chết hoặc khỏi bệnh dần từ 5 – 6 nhiễm phải bệnh

Chẩn đoán cận lâm sàng : Có thể phát hiện virus trong phân bằng việc nuôi cấy trong môi trường tế bào, tuy nhiên cần tốn thời gian dài và tốn kém. Sự tiêm chủng vaccin virus nhược độc dẫn đến bài tiết virus trong 4 – 10 ngày. Mặc dù sự bài tiết yếu nhưng sự bài thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

Sử dụng que test nhanh cũng mang lại hiệu quả tốt và ít tốn kém ( trường hợp chó mắc bệnh thể tiêu hóa).

Điều trị bệnh Parvovirus

Bởi vì bệnh gây ra bởi virus nên chưa có thuốc đặc trị, tỉ lệ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :

  • Thời gian phát hiện và can thiệp sớm hay muộn
  • Giống chó
  • Đã được tẩy giun và tiêm ngừa chưa
  • Chế độ chăm sóc trước và lúc bị nhiêm bệnh …

Lúc phát hiện những triệu chứng nhiễm bệnh nên ngừng cho ăn cho đến khi hết triệu chứng rối loạn tiêu hóa,song song với việc bù đắp nước, nên cho thức ăn dễ tiêu hóa.

Việc bù đắp nước phải có hệ thống: đường miệng( nếu thú không ói), đường dưới da hay đường tĩnh mạch

Dung dịch tiêm truyền cần thiết:- Sinh lý mặn để điều chỉnh lại sự mất nước ngoài bào- Sinh lý ngọt và những acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng. Cung lượng nước ít nhất 40 – 60ml/kg thể trọng.

Sử dụng thuốc hỗ trợ:

  • Chống tiêu chảy – bảo vệ niêm mạc ruột: Imodium, Actapugite,Phosphalugel, Varogel,Sectam. Vitamin và chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Kiểm soát sự mất máu, hạ sốt và giảm đau
  • Sử dụng kháng sinh nhằm hạn chế sự xâm lấn của vi trùng đường ruột. Nên sử dùng kháng sinh phổ rộng. Không sử dụng kháng sinh dạng uống trong trường hợp viêm dạ dày ruột cấp tính và xáo trộn hấp thu đường ruột

Phòng ngừa bệnh parvovirus

Chỉ nên cho chó non ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên cho ăn xương, dầu mỡ, các loại sữa của người.

Thực hiện công tác tẩy giun và tiêm ngừa : bắt đầu từ khi chó được 4 -5 tẩy giun. Tiêm mũi lần 1 vào lúc 6 tuần tuổi. Nhắc lại sau khoảng 21 ngày. Tái chủng mỗi năm 1 hoặc 2 lần tùy thuộc và điều kiện kinh tế và dịch tễ.

 width=

Kết luận:

Bệnh parvovirus là bệnh phổ biên ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Áp lực dịch ngày càng cao nên có những nơi Bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo lịch tiêm dày đặc 3-4 mũi trong năm đầu tiên. Qua bài viết trên longkhanhpets.com hy vọng cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để phòng ngừa cho những bé cưng trong gia đình.Nếu bé nhà mình có mắc phải bệnh thì nên mang đến cơ sở thú y uy tín để được tư vấn và can thiệp sớm nhất.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *