Cách chữa trị các bệnh chó bị viêm da hiệu quả nhất

Chó bị viêm da là căn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó. Tuy nhiên nó lại làm con vật thấy khó chịu. Gây ngứa ngáy, hôi hám. Hơn thế nữa bạn sẽ chẳng muốn ôm một chú chó bị viênm da bao giờ đâu. Đơn giản một điều là khi chó bị viêm da, nhìn chúng rất bẩn.

Dấu hiệu của bệnh viêm da là da chuyển thành màu hồng hoặc màu đỏ, trong khi đó lại bị ẩm, nóng, có khi còn chảy mủ. Nếu chó bị viêm da thường có thể điều trị, khi viêm da nặng Demodex thì rất khó để chữa bệnh. Hoặc sẽ tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian cho việc này.

Bạn có thể phán đoán bệnh ngoài da ở chó qua những dấu hiệu trên da của chúng. Nếu bạn phát hiện trên cơ thể chó cưng sau khi tắm xong một đoạn thời gian lại xuất hiện đốm đen. Nên để ý đến điểm này. Đầu tiên nên kiểm tra một chút xem da của chúng có tình trạng nổi nốt đỏ, bị sưng, rụng lông không. Dựa vào sự hiểu biết của bản thân xem những đốm đen đó có phải là phân của bọ chét không. Nếu trên cơ thể chó có đốm đen, có hai khả năng xảy ra. 1 là phân bọ chét, 2 là chúng bị mắc bệnh về da. Longkhanhpets.com sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da ở chó là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây khiến chó bị viêm da. Thường do các ngoại ký sinh sống trên lông, da, tai chó. Ví dụ như ve, bọ chét, rận, ghẻ tai do Otodectes cynotis, xà mâu do Demodex canis, bệnh ghẻ do Sarcoptes. Chúng hút máu gây thiếu máu, dị ứng, gây tổn thương da. Có thể bị nhiễm trùng kế phát và đưa đến viêm da có mủ. Nếu tìm hiểu kỹ sẽ giúp bạn chăm sóc chó cưng bị viêm da tốt hơn. Đồng thời đưa ra cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

  • Do các loài kí sinh bên ngoài: như ve, ghẻ, bọ chét, rận… Bọ chét, ve, rận là những loại ký sinh trùng trên da lông của chó. Loài ký sinh này tấn công bằng cách cắn, hút máu khiến các tế bào da bị tổn thương, nhiễm khuẫn. Cuối cùng khiến chó bị viêm da có mủ rất nguy hiểm.
  • Do môi trường sống không sạch sẽ: Những chú chó không được vệ sinh cẩn thận. Hoặc bị lây nhiễm do tiếp xúc với những con vật nuôi có nhiễm ve, bọ chét. Lây nhiễm bệnh viêm da ở chó từ môi trường bên ngoài như ở sân chơi, chỗ nằm. Bệnh phát triển nặng có thể tăng nguy cơ lây lan sang cả cho con người.
  • Do chó bị nấm ký sinh: làm tổn thương vùng da non nớt và nhạy cảm. Đặc biệt là các giống chó Pug, Phốc… ít lông. Da dễ dàng tiếp xúc với môi trường.
  • Do lây nhiễm chéo: Khi chó bị viêm da nếu đó là chó mẹ bị nhiễm ngoại ký sinh trùng trên lông, da sẽ nhanh chóng lây sang chó con trong giai đoạn bú sữa. Hoặc một chú chó bị viêm da sẽ làm lây lan bệnh tật sang chó lành lặn, khỏe mạnh khi chúng tiếp xúc thường xuyên với nhau.
  • Do bị di truyền.

Chuẩn đoán chó bị viêm da do ve rận, bọ chét

Dấu hiệu nhận biết

Để phán đoán rất đơn giản. Bạn chỉ cần thu thập những đốm đen đó thả vào một chậu nước. Rồi xem đốm đen đó có bắt đầu biến thành đốm đỏ không. Vì thức ăn của bọ chét là huyết dịch, phân của bọ chét tất nhiên cũng là huyết dịch. Từ đó có thể kết luận rằng những đốm đen này là phân của bọ chét.

Hơn nữa những đốm đen này thường tập trung ở những nơi có da mỏng như cổ, vành tai, da sẽ xuất hiện những đốm đỏ cục bộ. Nếu là như vậy, nên nhanh chóng điều trị cho chó cưng của bạn.

Nếu bạn đã thử qua cách ở trên, kiểm tra được rằng đốm đen trên cơ thể của chó không phải là phân của bọ chét. Mà những đốm đen này không phải là đồ vật dính trên cơ thể chúng. Vậy chắc chắn rằng chú chó của bạn thực sự có khả năng bị bệnh về da. Nhưng những mảng da nổi lên trên cơ thể chúng không phải màu đen . Bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra.

Phát hiện ra những đốm đen này thực sự khiến chủ nhân đau đầu. Bạn nên đặt chúng trên một tấm thảm lớn màu trắng, như vậy trong quá trình chải lông những đốm đen đó sẽ rơi xuống, bạn sẽ phát hiện ra vấn đề đó là gì.

Cách chữa trị

Khi chó bị bệnh ngoài da có thể gây ngứa và gãi. Hạn chế không để cho chó cưng dùng chân gãi lên mặt, lên thân hoặc tai. Điều này có thể gây ra các vết thương hở rất nguy hiểm. Thậm chí có thể lây lan sang vùng khác rộng hơn. Có thể sử dụng vòng chống liếm để ngăn chặn hành động này của cún con. Sau đó hãy đưa cún cưng tới gặp bác sĩ thú y gần nhất để có thể xử lý kịp thời.

Chuẩn đoán chó bị xà mâu, viêm da có mủ (Ghẻ Demodex)

Chó bị viêm da có mủ thường gặp ở những giống chó lông dài. Đặc biệt là những chú chó Poodle. lớp lông và dày làm việc chăm sóc da gặp khó khăn. Hơn nữa nếu lông chúng không được chải thường xuyên sẽ bị ký sinh trùng tấn công. Ve, rận, bọ chét cắn và hút máu qua da gây tổn thương cho thú cưng. Đặc biệt là loài rận Demodex rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết

Bạn có thể dễ dàng nhận biết một số biểu hiện của bệnh viêm da như lông bết thành cục, có mủ vàng chảy ra. Chó cưng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và thường xuyên lấy chân gãi vào vùng da bị viêm. Cơ thể sẽ phát ra một mùi hôi đặc trưng. Nặng hơn là bị rụng lông vùng bị bệnh.

Vị trí có thể là ở chân, trong tai hoặc trên người. Chó bị viêm da có mủ thường cảm thấy rất khó chịu. Chúng không muốn bất kì ai chạm vào vị trí đó. Có thể do chúng cảm thấy đau đớn và khó chịu. Bệnh này rất kỵ nước, dễ lây lan và phát tán rất nhanh. Lông chó bị ẩm không bị sấy khô có thể là nguyên nhân gây bệnh. Hoặc do việc chăm sóc cho chó không được đảm bảo an toàn.

  • Bệnh viêm da ở chó do Demodex canis thường chiếm một tỷ lệ khá cao. Xuất hiện sớm ở trên chó chỉ vài ngày đầu sau khi sinh. Do chó con tiếp xúc trực tiếp với chó mẹ. Chó bị ghẻ bệnh do Demodex chiếm tỷ lệ 26,94%. Demodex thường trú ngụ ở vùng đầu và 4 chân. Dấu hiệu thường thấy là chó bị viêm da rụng lông vòng quanh mắt giống như mắt kính nên thường gọi là chó đeo mắt kính. Ban đầu chỉ viêm da cục bộ. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, viêm lan toàn thân có mùi hôi khó chịu.
  • Chó bị xà mâu cục bộ ở vùng mắt.
  • Chó bị viêm da Demodex có những biểu hiện như ngứa nhiều, tự cào cấu, cắn, nên dễ gây tổn thương. Rụng lông, da ửng đỏ, dày lên có vảy và khô. Nhiều khi có chảy dịch vàng, có mủ do nhiễm trùng kế phát của vi khuẩn Staphylococcus.

Cách chữa trị

Đối với bệnh này, bạn cần phải kiên nhẫn kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ  thú y xin chia sẻ với các bạn một số cách đơn giản và tiết kiệm nhất. Nếu thú cưng bị nhẹ có thể điều trị ngay tại nhà. Việc bôi thuốc có thể khiến chú chó cảm thấy xót hoặc đau, sau đó chúng có thể liếm sạch thuốc. Tốt nhất bạn nên mua vòng cổ chống liếm để ngăn chặn hành động này của thú cưng.

  • Kiêng không tắm, không đụng nước vùng da chó bị viêm da có mủ. Trong trường hợp tắm cần sử dụng sữa tắm đặc trị viêm da cho chó. Bạn có thể mua tại các cửa hàng thú cưng mà petmart.vn đã tổng hợp ở các bài viết trước
  • Dùng tông đơ cạo khu vực chó bị viêm da và vùng da xung quanh. Bạn nhớ vệ sinh sát trùng lại tông đơ, dụng cụ tiếp xúc bằng vikkon sau khi dùng.
  • Dùng nước oxy già (H2O2) nhỏ lên vùng da sưng mủ cho sùi bọt. Sau đó lau bằng bông gòn, làm vậy 4 – 5 lượt khi thấy vùng da bớt đỏ, hơi trắng lên thì dừng. Cuối cùng là lau khô.
  • Bôi povidine sát khuẩn vùng da đó. Bạn có thể mua được các phòng khám thú y hoặc hiệu thuốc tây. Ngày làm 2 lần, tầm 3 – 5 ngày da sẽ lành lặn lại.
  • Phơi nắng cho chó tầm 10 – 15 phút. Chọn lúc nắng sớm dịu nhé lúc 8 – 9 giờ sáng. Tránh cho vùng da chó cưng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt có thể gây bỏng và tổn thương da.

Sau khi da cún đã lành, có thể dùng kem dưỡng ẩm bôi lên da, giúp da mềm, cung cấp vitamin dưỡng da, giúp không để lại sẹo hay vùng da điều trị sẽ ra lông màu khác lúc ban đầu. Kiêng cho chó ăn tanh, ăn đồ sống và không được cho chúng ăn đồ mặn, ngọt hoặc socola rất nguy hiểm.

Chuẩn đoán chó bị viêm da chàm Eczema

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh chàm da còn gọi là bệnh eczema là một chứng viêm da ở chó. Bệnh tiến triển từng đợt, hay tái phát rất phức tạp và dai dẳng. Đặc điểm của nó là nổi mẩn trên da những mụn nước và mụn mủ.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da ở chó có rất nhiều. Tiếp xúc chất hóa học làm chó bị dị ứng , lông bị làm sạch quá mức, cắn, bắt. Muỗi đốt và bị ký sinh trùng cắn bên ngoài cơ thể. Một vài thuốc kích thích da, bị bụi bẩn kích thích. Sống nơi ẩm ướt, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố khác có thể gây ra bệnh chàm.

Các triệu chứng của bệnh chàm là da nổi ban đỏ, sẩn, mụn nước. Có vảy ở vết thương trên da, có trạng thái nóng, đau, ngứa. Khi bị cấp tính, những khu vực bị ảnh hưởng hoặc có hình dạng khác có ban đỏ eczema. Cơ thể chó mèo sẽ ngứa kinh khủng trong tình trạng nghiêm trọng.

Sau đó có thể có các triệu chứng khác nhau như mụn nhọn, mun nước, thời gian trôi qua dần những mụn mủ sẽ vỡ ra đồng thời loét da rải rác khắp cơ thể với mùi bất thường. Thời kỳ phát bệnh, da của chó mèo sẽ ngứa và gãi, ma sát có thể gây ra viêm. Nếu không được kịp thời chữa trị, tình trạng sẽ có những triệu chứng mãn tính. Da sẫm màu, dày cộm, có những nốt sần cứng hơn, to hơn ở giữa các vết hằn da.

Trong trạng thái mãn tính này vẫn có đợt nổi lên những nốt sần khác hoặc mụn nước và bị chảy nước như những giai đoạn trước. Quá trình phát bệnh chia làm các giai đoạn trên. Song các giai đoạn đó không chia rõ danh giới mà thường lẫn sang nhau.

Cách chữa trị

Điều trị bệnh chàm da ở chó con, ngoài việc loại bỏ các yếu tố có nguy cơ nêu trên còn có thể dùng phương pháp gây tê. Có thể dùng thuốc Dexamethasone 0.2 mg / kg trọng lượng cơ thể, hoặc Prednisone uống viên nén Acetate 1,0 mg / kg trọng lượng cơ thể, cắt lông sau khi đi qua vùng bị bệnh, nhẹ bôi một lớp thuốc mỡ để da thả lỏng.

Ngăn chặn nhiễm trùng da có thể dùng luân phiên thuốc mỡ Erythromycin. Trong tế bào viêm bị mủ, có thể sử dụng Penicillin, Gentamicin tiêm vào cơ bắp để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các triệu chứng trong trường hợp nặng hơn, có thể dùng hỗn hợp và tiêm Dexamethasone, 2 lần một ngày.

Chuẩn đoán chó bị ngứa da do dị ứng

Sau khi đã chẩn đoán được chính xác chó chỉ bị ngứa da thông thường do dị ứng, thì bạn có thể thảo luận với bác sĩ thú y về những phương pháp điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị có thể được đưa ra để tham khảo. Tuy nhiên, tùy vào cơ thể thú cưng và tình trạng bệnh, các loại thuốc điều trị sẽ khác nhau.

Cách chữa trị

Phương pháp điều trị bệnh ngứa da ở chó đầu tiên trong những sự lựa chọn là thuốc Prednisone. Có chứa axit steroid có thể làm giảm ngứa và viêm nhiễm. Việc sử dụng axit steroid là một việc làm nguy hiểm và có thể dẫn đến những tác dụng phụ. Chẳng hạn như suy thận nếu sử dụng trong một thời gian dài. Vì thế hãy thảo luận trước với bác sĩ thú y.

Bước điều trị bệnh ngứa da ở chó tiếp theo là dùng thuốc kháng sinh. Hoặc biện pháp chữa trị khác chống nhiễm trùng. Vì những chú cún này bị kích ứng da đến mức vết thương hở và nhiễm trùng. Thuốc giảm đau và thuốc mỡ chỉ để điều trị các triệu chứng đau và nhiễm trùng. Nhưng không giải quyết được nguyên nhân của vấn đề hay nguyên nhân gây ngứa.

Có thể dùng tinh dầu hoa hướng dương để tăng cường khả năng miễn dị ứng gây ra khi chó tiếp xúc với cỏ và cây cối hàng ngày. Cũng nên lau sạch người chú bằng một miếng vải ẩm sau khi đi dạo. Để loại bỏ bất kì thành phần có thể gây hại đến thú cưng. Đừng cạo trụi lông cho cún cưng. Loài chó có bộ lông dài cũng có lí do của nó. Cho dù trời hè nóng nực thì chỉ cần cắt ngắn vừa đủ thì chúng vẫn chịu đựng được chứ không cần phải cắt trụi.

Thay đổi môi trường sống

Việc thay đổi một số yếu tố trong môi trường và chế độ ăn đặc biệt bao gồm những thức ăn thô và những chất bổ sung cũng thường được gợi ý để chữa bệnh ngứa da ở chó. Thay đổi thức ăn của cún cưng sang thức ăn có hàm lượng protein cao và ít hydratcacbon. Hàm lượng carbonhydrat có trong thành phần khá cao dẫn đến cún cưng dễ bị béo phì. Nhưng nếu không có carbonhydrat và chất béo cơ thể cún cưng phải tự chuyển hóa protein thành glucose. Để lấy năng lượng và hậu quả là dẫn đến tình trạng thiếu protein để duy trì cho các tế bào và mô cơ.

Dùng dầu gội có chứa thành phần thuốc hoặc chứa những thành phần tự nhiên như nhựa than đá, tinh dầu trà xanh và lô hội chỉ mang tính tạm thời. Chỉ nên tắm cho cún cưng 1 tháng 1 lần, thậm chí là ít hơn. Một số dầu gội dùng để loại bỏ bọ chét cũng có thể làm lan rộng vết thương hở. Ngoài ra, nhiều người hỏi nhau chó bị viêm da tắm lá gì thì khỏi? Nhiều người mách tắm với lá chè, lá ổi… Tuy nhiên đây cũng chỉ là cách có tác dụng nhất thời, không dứt điểm được.

Tại thời điểm này, không có bằng chứng thống kê nào cho thấy một trong số những phương pháp điều trị bệnh ngứa da ở chó ở trên thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát vấn đề ngứa. Hãy tìm hiểu nhiều hơn là tin giấy chứng nhận của sản phẩm. Nên nhớ rằng cần thảo luận với bác sĩ thú y để được hướng dẫn, điều trị bệnh cho cún cưng có hiệu quả.

Tổng hợp các bệnh viêm da ở chó chung thường gặp

Triệu chứng thường gặp

Bạn có thể quan sát dễ dàng những biểu hiện này ở những chú chó bị viêm da. Khi phát hiện cún cưng có những dấu hiệu sau đấy, rất có thể cún con đã vị viêm da. Chó bị bệnh nấm ngoài da thường có các triệu chứng lâm sàng một vùng da. Chủ yếu như phần cổ, chân, các kẽ móng, mũi, mặt. Vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da bị sưng hoặc có mủ, da bị sần sùi, đóng vảy.

  • Chó bị ngứa ngáy, cào gãi nhiều, khó chịu, bỏ ăn
  • Da tái nhợt, cơ thể gầy đi, da lông xù xì
  • Bị rụng lông nhiều, ghẻ, da ửng đỏ, có vảy gau…
  • Thường xuyên liếm cào cấu các vùng da bị ngứa
  • Toàn thân có mùi hôi khó chịu

Thuốc và cách chữa trị các bệnh viêm da ở chó

Phương pháp điều trị chó bị viêm da cơ bản

  1. Dùng tông đơ cắt đám lông của vùng viêm nhiễm, không có tông đơ thì dùng kéo cũng được. Sau đó cắt mở rộng về 4 hướng, mỗi hướng đều mở rộng khoảng 2.5 cm nữa quanh vùng bị viêm nhiễm.
  2. Pha oxy già với nước, rồi nhúng khăn vào hỗn hợp đó, rồi lấy khăn lau phần da viêm nhiễm. Cứ lau 1 đường lại nhúng nước 1 lần. Làm như thế cho đến khi nào chỗ da viêm nhiễm sạch các bụi bẩn và máu khô thì dừng lại.
  3. Lấy lọ thuốc chống ngứa, xịt vào bề mặt viêm nhiễm. Nhằm giảm bớt ngứa ngáy trong 3 – 5 ngày điều trị.
  4. Lấy 1 miếng keo không dính, bôi mỡ kháng sinh lên 1 mặt. Rồi dán mặt có mỡ vào ngay phần da bị viêm nhiễm.
  5. Lấy gạc y tế quấn 2 vòng, sau đó lấy băng keo dán đè lên, để cố định vết thương.
  6. Lấy vòng đeo cổ bảo hộ đeo vào cho chó. Làm như thế, dù có ngứa, chó cũng không liếm hay cắn phần băng keo. Nếu không dùng cổ, bạn có thể xịt lên vùng băng keo 1 loại nước có vị đắng để ngăn chó chạm miệng nó vào khu vực này. Loại nước này nên mua ở các cửa hàng thú y. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn lột băng keo và gạc ra, và bạn sẽ thấy kết quả tuyệt vời.

Lưu ý: Nếu trong quá trình điều trị, bạn thấy vùng viêm nhiễm có máu chảy nhiều. Hoặc con chó bị sốt, thì hãy đưa nó đến gặp bác sĩ ngay. Vì lúc này tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Phương pháp điều trị viêm da chuyên sâu

  1. Dùng Bivermectin 0,1% với liều 1ml/2,5 – 3kg thể trọng tiêm dưới da. Mỗi tuần tiêm một lần, liên tục trong 3 tuần. Có một số giống chó nhạy cảm với thuốc Ivermectin thì không được sử dụng như Collie, Australian Sheepdog, Bobtail, Shetland Sheepdog, Whippet lông dài.
  2. Ngoài ra để cho việc điều trị có hiệu quả, nên kết hợp với sữa tắm cho chó Joyce & Dolls mua tại Longkhanhpets.com. Bằng cách làm ướt toàn bộ lông, cho dầu tắm lên lông và xát đều trong 1 – 2 phút. Để yên 5 phút rồi tắm sạch bằng nước thường. Mỗi tuần tắm một lần. Lưu ý đừng để dầu tắm tiếp xúc với mắt chó.
  3. Nếu chứng bệnh viêm da ở chó có mủ thì phải dùng thêm kháng sinh với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp. Tiêm liều lặp lại sau 48 giờ. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc BIO-AD3E, BIO-METASAL, để thú cưng mau lành bệnh.

Cách phòng ngừa chó bị viêm da

  • Giữ vệ sinh da bằng cách dùng dầu tắm hoặc xà phòng dành riêng cho chó. Không dùng các loại xà phòng hoặc dầu tắm của người để tắm cho chó. Mỗi tuần dùng một lần để phòng ngừa hiệu quả về các bệnh da lông và ngoại ký sinh trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
  • Dùng thuốc đặc hiệu để tiêu diệt ve, rận, bọ chét khi phát hiện có sự hiện diện của chúng trên cơ thể chó.
  • Ngoài ra nên phun xịt ở các nơi chó thường nằm. Nhằm tiêu diệt ve, bọ chét. Ngăn chặn chúng tái nhiễm vào bộ lông của chó.
  • Sử dụng thuốc có khả năng vừa trị được nội và ngoại ký sinh trùng.
  • Nên sử dụng thêm các loại sữa cao cấp dùng cho chó mèo để bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe. Giúp bộ lông luôn bóng mượt, cún cưng khỏe mạnh.

Đặc biệt, để trị dứt điểm bệnh viêm da ở chó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn kiêng của cún cưng. Nên ăn gì và không được ăn gì? Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong việc phòng tránh và điều trị bệnh cho thú cưng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *